RSS Feed

Katyn (2007) : vụ thảm sát Katyn và sự thật bị che dấu 50 năm

Posted on

50 nam


Kịch bản: Andrzej Mularczyk, Andrzej Wajda
Diễn viên: Maja Ostaszewska, Artur Żmijewski, Paweł Małaszyński
Hãng sản xuất: ITI Cinema
Xuất bản: 27-9-2007
Thể loại: Chiến tranh
Độ dài: 115 phút.
Rating: 7.1 (4,523 Votes)

Katyn là tên một cánh rừng trên lãnh thổ Nga, gần Smolensk. Tháng tám 1941, đạo quân phát xít Đức khám phá thấy tại Katyn các mồ chôn tập thể của hơn 4.000 sĩ quan Ba Lan, mỗi nạn nhân bị bắn một phát súng vào đầu. Kể từ đó, Katyn đồng nghĩa với các vụ thảm sát của hàng chục ngàn tù nhân Ba Lan thuộc thành phần ưu tú nước này mà mộ phần nằm rải rác ở biên giới phía tây nước Nga.

Thảm sát Katyn là tên gọi của vụ giết người hàng loạt, được thực hiện bởi Bộ Dân ủy Nội vụ Liên Xô (NKVD) chiểu theo quyết định ra ngày 5-3-1940 của Bộ Chính trị Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, đối với khoảng 15 ngàn tù binh Ba Lan, đa phần là sĩ quan dự bị và sĩ quan từ cấp tá trở lên, khi đó bị giam tại các trại tù trên lãnh thổ Liên Xô và bị coi là những thành phần “không thể giáo dục”.

Sáu mươi bảy năm sau ngày xảy ra tấn thảm kịch tại Katyn khi theo lệnh của Stalin, 15 ngàn người con ưu tú của dân tộc Ba Lan (các sĩ quan, nhân sĩ, nhà văn, bác sĩ, nhà giáo, ký giả, nhà khoa học…) đã bị thảm sát tại cánh rừng Katyn, đạo diễn nổi tiếng Andrzej Wajda (81 tuổi) đã cho ra mắt bộ phim “Katyn” tại Liên hoan phim (LHP) Ba Lan Gdynia lần thứ 32.“Katyn” được đề cử tranh giải Oscar 2008 cho thể loại phim không nói tiếng Anh, bên cạnh các đối thủ nặng ký như: phim “12” của N. Michalkov (Russia), “Die Fascher” (The Counterfeiters) của Stefan Ruzowitzky (Austria), “Beaufort” của J. Cedara (Israel) và “Mongol” của S. Bodrov (Kazachstan).

Theo Wiki

Download Katyn 2007 Bluray 720p DTS x264-CHD
http://hdvietnam.com/diendan/showthread.php?t=56678

Hiệp ước Molotov–Ribbentrop được ký kết ngày 23 tháng 8, 1939 giữa Ngoại trưởng Vyacheslav Mikhailovich Molotov đại diện cho Liên Xô và Ngoại trưởng Joachim von Ribbentrop đại diện cho Đức Quốc xã. Nghị định thư bí mật đính kèm Hiệp ước quy định các nước Phần Lan, Estonia, Latvia, Lithuania, và Romania thuộc vùng ảnh hưởng của Liên Xô. Ngoài ra, hai nước Liên Xô và Đức đồng ý phân chia Ba Lan. Chỉ vài ngày sau, 17-9-1939, Hồng quân tràn vào Ba Lan từ phía Đông, phía Tây là Gestapo (Đức) và bắt tay vào việc “lập lại trật tự”. Điều này đồng nghĩa với việc thiết lập hàng loạt hệ thống các trại mang danh “trại lao động”, “trại tù”, “Gulag”, hay “trại tập trung”, trong thực tế là những trại tử thần. Trong các trại này, cơ quan mật vụ chính trị Đức và Liên Xô đều lựa chọn những người sẵn sàng hợp tác hoặc có thể lực tốt, có khả năng làm công việc chân tay nặng nhọc, và giam họ tách biệt với những người còn lại. Cho đến ngày 15-3-1940, các sĩ quan Ba Lan bất hợp tác với Liên Xô, hoặc bị coi là không đủ sức để lao động khổ sai, bị chuyển đến ba trại đặc biệt ở vùng Ostashkov, Kozielsk và Starobilsk. Tổng cộng, có chừng 15 ngàn người – trong số đó có hai sĩ quan mang quân hàm tướng – bị chở đến các trại; các tù binh này không hề được hưởng những quy chế ghi trong Công ước Geneva (đối với tù binh).


nghĩa trang Katyn

Trong một khoảng thời gian rất dài, thế giới chỉ biết đến vậy; sau đó, mười mấy ngàn sĩ quan này đồng loạt “im hơi lặng tiếng” một cách bí mật, không có chút tin tức gì về họ. Các thân nhân không còn nhận được thư từ, hoặc thư viết trên loại bưu thiếp của trại (trước đó, cho dù bị kiểm duyệt, nhưng thư từ tù trại vẫn còn được gửi đi). Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, vợ và gia đình các sĩ quan Ba Lan thường quen biết nhau, thực tế này không nằm lâu trong vòng bí mật và càng ngày, càng có nhiều tổ chức kháng chiến Ba Lan bắt đầu tìm hiểu, điều tra trong vụ này – đặc biệt, những cuộc điều tra trở nên rất tích cực từ năm 1943. Có điều, chính quyền Xô-viết – từ đầu đến cuối – vẫn bác bỏ mọi giả thiết về trách nhiệm của họ. Sau khi nước Đức Quốc xã tấn công Liên Xô năm 1941, Liên bang Xô-viết tìm cách coi đây là tội ác của phát-xít Đức. Sự thật trong vụ thảm sát Katyn – việc nhận định, thu thập tư liệu về các sự kiện lịch sử, cũng như nhận dạng các nạn nhân – chỉ được thực hiện sau khi Liên Xô sụp đổ.

Theo nhận định của Viện Ký ức Quốc gia – Tổng ủy ban Điều tra các tội ác của nước Đức Hitler và Liên Xô đối với dân tộc Ba Lan (Instytut Pamięci Narodowej – Główna Komisja Badania Zbrodni Hitlerowskich i Sowieckich Przeciwko Narodowi Polskiemu), một cơ quan có thẩm quyền của viện kiểm sát, vì tính chất giết người hàng loạt, những cuộc thảm sát này thích hợp để quy vào tội ác chống nhân loại, cũng như, do sự vi phạm thô bạo Công ước Geneva [đối với tù binh], phải liệt chúng vào hàng những tội ác chiến tranh trầm trọng và không bao giờ hết thời hiệu. Quyết định này, cho đến nay, không được Liên bang Nga công nhận. Trong một chừng mực nào đó, lý do vì phía Nga lo ngại rằng thân nhân, gia đình của các nạn nhân bị giết hại có thể đòi nhà nước Nga bồi thường. Ngoài ra, rất đáng kể ở một điểm nhìn khác: không thể viện cớ “hết thời hiệu” để tha bổng thủ phạm đã gây ra những tội ác chống nhân loại và những tội ác chiến tranh.

This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 1175×1343.

Những số liệu trong loạt bài này được công bố trên cơ sở các thông cáo khả tín, như “Ośrodka KARTA – Indeks represjonowanych”, được công bố năm 2002 dưới sự chỉ đạo của các giáo sư St. Ciesielski, W. Materski và A. Paczkowski.

Theo Wiki
http://vi.wikipedia.org/wiki/Hi%E1%B…4%90%E1%BB%A9c
http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%B…s%C3%A1t_Katyn

TTO – Tổng thống Ba Lan Lech Kaczynski đã thiệt mạng khi chiếc máy bay chở 132 người, trong đó có nhiều quan chức cấp cao trong chính quyền Ba Lan, rơi gần sân bay thành phố Smolensk, Nga hôm 10-4.

Ngoài Tổng thống Kaczynski, trong danh sách các quan chức Ba Lan có mặt trên chuyến bay định mệnh còn có Đệ nhất phu nhân Maria Kaczynski, Phó Chủ tịch Hạ viện Jerzy Szmajdziński, Chánh văn phòng Tổng thống Władysław Stasiak, Lãnh đạo Cục an ninh quốc gia (NSB) Aleksander Szczygło, Thứ trưởng Ngoại giao Andrzej Kremer, Lãnh đạo Bộ Tổng tham mưu Franciszek Gągor, Chủ tịch Ngân hàng Quốc gia Sławomir Skrzypek… Trước khi máy bay gặp nạn, ông Kaczynski và phái đoàn Ba Lan đang trên đường đến Katyn, gần Smolensk để dự lễ tưởng niệm các nạn nhân Ba Lan bị sát hại trong mùa xuân 1940. Gia đình một số nạn nhân trong vụ thảm sát ở Katyn cũng có mặt trên chuyến bay định mệnh.

http://tuoitre.vn/The-gioi/372902/To…y-bay-roi.html


Vài dòng review, phim này không phải là một phim chiến tranh, không cháy nổ hoành tráng và không có tính chất giải trí. Nhưng nó là một phim chiến tranh phải xem để biết về một sự kiện lịch sử và biết một sự thật đã bị che dấu 50 năm như thế nào. Và hơn 50 năm sau vẫn có hơn 100 người chết vì nó. Hơn mười ngàn linh hồn không được siêu thoát thì quả thật mọi thứ không đơn giản chút nào. Và xem để thấy người Ba Lan từng bị bịt miệng ra sao và cuối cùng sự thật vẫn không thể che dấu. Poly từng đọc ở đâu đó rằng : Một nửa ổ bánh mì vẫn có thể gọi là ổ bánh mì, nhưng một nửa sự thật thì vẫn là dối trá.
Hình ảnh trong phim


một câu thoại sâu sắc về tình đồng chí

một hình ảnh châm biếm khi bà người hầu ngày xưa nay theo cách mạng trở về thành một phu nhân


nghe những lời trong loa phóng thanh mà thấy quen thuộc vô cùng


màu phim rất đẹp

This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 1280×536.

cảnh quay theo poly là đẹp nhất phim, nhiều diễn viên , một góc máy hẹp nhưng cú moving cam tuyệt vời

This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 1024×576.

lần đầu tiên xem một phim WW2 mà poly thấy 2 sĩ quan Đức và Liên Xô ngồi cùng một bàn cười nói vui vẻ

và sau đó tìm thông tin thì biết rằng đó là sự thật

About anhpoly

Sống và làm những gì mình thích

One response »

  1. review hơi ít mà “tuyên truyền” lịch sử thì hơi dài nha :D.
    Bị lock nick? thiệt là …

    Reply

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

%d bloggers like this: