TT – Sau nhiều mong đợi, Liên hoan phim (LHP) quốc tế VN định kỳ hai năm một lần, lần đầu tiên chính thức được tổ chức tại Hà Nội từ ngày 17 đến 21-10, với sự có mặt của gần 30 quốc gia.
Không giống các nước láng giềng lấy tên LHP trùng tên thành phố nơi LHP diễn ra như LHP quốc tế Bangkok (Thái Lan), LHP quốc tế Thượng Hải (Trung Quốc), LHP quốc tế Busan (Hàn Quốc), LHP quốc tế Hà Nội chọn tên quốc tế VNIFF (Vietnam International Film Festival – LHP quốc tế VN). Đề án VNIFF được phê duyệt tháng 1 và công tác tổ chức chính thức khởi động từ tháng 9-2009.
![]() |
This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 962×184. |
Như vậy trên giấy tờ, cho đến ngày khai mạc, LHP có không dưới một năm chuẩn bị. Với tên miền http://vniff.com/, website chính thức của LHP có khá nhiều thông tin mới của điện ảnh Việt cũng đang hoạt động.
“Điện ảnh và truyền hình là một bộ môn nghệ thuật nhưng cũng là một ngành công nghiệp” – nhiều năm qua bà Ngô Thị Bích Hạnh, giám đốc Công ty BHD, đã luôn khẳng định hướng đi này.
Ngoài nguồn tài chính từ ngân sách sự nghiệp năm 2009-2010 của Bộ VH-TT&DL dành cho điện ảnh, Cục Điện ảnh và BHD đã ký văn bản thỏa thuận phối hợp tổ chức VNIFF. Đây cũng chính là nơi để BHD sẽ phát huy hết nội lực tích lũy của hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất khẩu phim, gửi phim tới các liên hoan, hội chợ quốc tế.
Đạo diễn Phillip Noyce làm trưởng ban giám khảo phim truyện
Như những bước khởi đầu, VNIFF đã mời được đạo diễn người Úc Phillip Noyce (quen thuộc với khán giả Việt qua Người Mỹ trầm lặng, Salt) làm trưởng ban giám khảo phim truyện cùng các thành viên: nhà quay phim nổi tiếng Francois Cantonne (giải Cesar phim Đông Dương), bà Aruna Vasudev – chủ tịch NETPAC (Tổ chức thúc đẩy điện ảnh châu Á), nữ diễn viên Hàn Quốc Kang Su Yeon…
Phía VN sẽ có ba nghệ sĩ tham gia thành phần ban giám khảo: NSND Đặng Nhật Minh (phim truyện), NSND Bùi Đình Hạc (phim tài liệu), nhà phê bình phim Ngô Phương Lan (ban giám khảo NetPac).
Để có được những tên phim nổi bật trong danh mục phim chiếu, một ban chuyên gia tư vấn giới thiệu phim cho VNIFF được thành lập với các thành viên đang làm việc cho LHP Venice, Hawaii, Toronto.
Ban cố vấn danh dự của LHP cũng đến từ những nơi gây tiếng vang: giám đốc chương trình LHP Busan Kim Ji Seok, giám đốc nghệ thuật LHP quốc tế Cannes Christian Jeune, giám đốc tổ chức các sự kiện đặc biệt Viện hàn lâm Khoa học và nghệ thuật điện ảnh Mỹ Hellen Harrington, giám đốc Unifrance (tổ chức quảng bá điện ảnh Pháp ra toàn thế giới) Regine Hatchondo.
Lần đầu chiếu phim ngoài trời
Song song với những bộ phim được trình chiếu, nhiều hoạt động khác sôi nổi không kém là các buổi thảo luận về điện ảnh với sự tham gia của các nhà làm phim trong nước và quốc tế. Các chủ đề đưa ra là những vấn đề nóng bỏng của điện ảnh VN hiện nay: giải pháp tăng cường sản xuất phim VN, xây dựng nền công nghiệp điện ảnh VN…
VNIFF mang đến những điểm nhấn mới khác: chương trình điện ảnh thế giới ngày nay (giới thiệu 20 phim chọn từ 26 nước đăng ký tham dự LHP), phim VN hiện đại (giới thiệu 15 bộ phim điện ảnh mới nhất của các đạo diễn VN sản xuất từ năm 2005-2010), Điện ảnh khách mời, Cống hiến (giới thiệu các bộ phim của một đạo diễn tên tuổi của VN hoặc một diễn viên nam, nữ có thành tựu trong điện ảnh).
VNIFF 2010 chọn Pháp là điện ảnh khách mời và tôn vinh đạo diễn Hồng Sến. Lần đầu tiên khán giả Việt sẽ được thưởng thức điện ảnh với mô hình chiếu phim ngoài trời tại quảng trường Nhà hát Lớn, Nhà kèn (phía sau tượng đài vua Lý Thái Tổ, Hà Nội)…
Tôn vinh điện ảnh các nước cùng khu vực
VNIFF có cấu trúc tám giải thưởng cơ bản: phim truyện xuất sắc nhất, phim ngắn xuất sắc nhất, phim tài liệu xuất sắc nhất, đạo diễn xuất sắc nhất, diễn viên nam chính xuất sắc, diễn viên nữ chính xuất sắc, giải thưởng của Netpac và giải thưởng báo chí.
Theo ông Đỗ Duy Anh – trưởng ban quốc tế Cục Điện ảnh VN, VNIFF còn là một cái tên mới trên thế giới nên LHP đặt mục tiêu đầu tiên là thu hút và tôn vinh điện ảnh các nước cùng khu vực. Ở hạng mục phim truyện dự thi, VNIFF đề cử 10 phim châu Á hay nhất mới sản xuất trong năm 2009-2010 từ 27 phim đăng ký tham dự.
Nhưng quan trọng hơn, nếu làm đúng, làm tốt VNIFF sẽ là một cánh cửa nhỏ giúp phim VN được biết đến nhiều hơn, tiến ra hệ thống phát hành của thế giới. Bấy lâu nay chúng ta vẫn mong một sự đồng bộ, một hoạt động tiếp nhận và cung cấp thông tin cho đối tác, tạo các cơ hội hợp tác (đặc biệt tại khu vực phim truyện) cho các nhà làm phim. VNIFF là cơ hội để tạo dấu ấn mạnh mẽ, rầm rộ tại chính sân nhà, rút ngắn “chặng đường thiên lý” quảng bá điện ảnh Việt.
http://tuoitre.vn/PrintView.aspx?ArticleID=399556
Trailer
http://www.youtube.com/watch?v=fm3nENuA4OE
‘Long thành cầm giả ca’ và ‘Trung úy’ của nước chủ nhà sẽ tranh tài với 8 tác phẩm điện ảnh tới từ Nhật Bản, Indonesia, Thái Lan, Philippines, Singapore… cho danh hiệu ‘Phim truyện xuất sắc’ tại LHP Quốc tế VN lần thứ I.
Với tiêu chí tập trung vào nền điện ảnh của khu vực Đông Á và Đông Nam Á, hạng mục Tranh giải của Liên hoan phim Quốc tế Việt Nam lần thứ I sẽ quy tụ những tác phẩm gây sự chú ý của hai khu vực này trong năm nay với nhiều phong cách thể hiện khác nhau.
LHP Quốc tế VN lần I sẽ diễn ra từ ngày 17 đến 21/10 tại Hà Nội. Tên của bộ phim truyện hay nhất tham dự LHP năm nay sẽ được xướng lên vào Lễ bế mạc và Trao giải diễn ra lúc 20 giờ ngày 21/10 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.
Dưới đây là 10 phim truyện được lựa chọn vào hạng mục Tranh giải:
1. Long thành cầm giả ca (Việt Nam)
“Long thành cầm giả ca” là một trong hai đại diện của điện ảnh nước nhà tranh giải.
Được dựa trên một bài thơ chữ Hán của đại thi hào Nguyễn Du, Long thành cầm giả ca là câu chuyện xoay quanh cuộc đời và mối lương duyên của Tố Như và người đàn bà gảy đàn thành Thăng Long tên Cầm. Xuất thân trong một gia đình có mẹ và dì đều làm ca kỹ, Gái (tên của Cầm khi còn ở quê) được gửi lên thành Thăng Long học đàn và đổi tên. Khi lớn lên, cuộc gặp tình cờ với tân khoa Tố Như trên đường phố đã khiến Cầm có những cảm xúc khác lạ
Đất nước loạn lạc, hai người gặp lại nhau trong cuộc ly tán và bắt đầu một chuyện tình lãng mạn nhưng cũng đầy éo le. Mấy chục năm sau khi gặp lại nhau, Cầm đã trở thành một nữ ca kỹ già. Xót xa trước thân phận của người con gái ấy, Tố Như đã làm tặng nàng bài thơ Long thành cầm giả ca. Phim do đạo diễn Đào Bá Sơn thực hiện và đã ra mắt khán giả VN từ hôm 1/10. Long thành cầm giả ca cũng là bộ phim dã sử duy nhất tham dự hạng mục Tranh giải.
2. Trung úy (Việt Nam)
“Trung úy” được kỳ vọng sẽ làm nên chuyện tại LHP quốc tế đầu tiên tổ chức tại VN.
Trung úy của đạo diễn Hà Sơn là đại diện thứ hai của điện ảnh nước chủ nhà tham gia hạng mục Tranh giải. Phim là câu chuyện về cuộc sống chân thực của những người lính thời chiến. Với sự giúp đỡ của cô gái bản địa Xi-Pha, viên trung úy đã hai lần đánh phá được sân bay của quân thù. Chiến tranh đã tạo nên những con đường riêng cho các thanh niên trẻ tuổi, đưa họ tiến lên chiến đấu vì nền độc lập cho đất nước. Người trung úy ấy sống sót, nhưng anh không thể trở về…
Thuộc thể loại phim chiến tranh, tâm lý xã hội nhưng Trung úy có vô vàn cảnh nóng và sau khi cắt gọt tới 40% mới có thể lọt qua cửa kiểm duyệt. Bấm máy từ tháng 11/2007 nhưng con đường ra rạp của Trung úy gặp phải muôn vàn khó khăn vì những yếu tố nhạy cảm. Được lựa chọn tham dự LHP Quốc tế VN, phim được hy vọng sẽ ghi dấu ấn cho nền điện ảnh VN ngay trên sân nhà.
3. Big Boy (Thái Lan)
“Big Boy” – đại diện Thái Lan lấy đề tài về giới trẻ và bộ môn nghệ thuật hip hop.
Đại diện của điện ảnh Thái Lan tham dự LHP Quốc tế VN lần thứ I là một bộ phim dành riêng cho giới trẻ có tên Big Boy. Trong khi ông ngoại Poon luôn đạt được nhiều thành công trong cuộc sống, anh chàng Po thất bại trong mọi công việc và luôn bỏ dở giữa chừng những giấc mơ của mình. Giữa hai ông cháu Poon và Po không có sự hòa hợp. Muốn chứng tỏ cho ông thấy rằng mình không phải là một kẻ bất tài, Po đi học nhảy breakdance (xem trailer).
Những cực nhọc và vất vả của những động tác vũ đạo đôi khi cũng muốn Po bỏ cuộc. Tuy nhiên, càng khám phá, Po càng nhận ra rằng ước mơ lớn nhất của cậu chính là trở thành một B-Boy. Sau đó, chàng thanh niên còn phát hiện ra rằng đó cũng chính là mơ ước còn đang dang dở của ông ngoại cậu khi còn trẻ. Phim đo đạo diễn, nhà biên kịch kiêm nhà sản xuất trẻ Monthon Arayangkoon thực hiện.
4. Breakup Club (Hong Kong)
Tiết Khải Kỳ và Phùng Tổ Danh trong phim “Breakup Club”.
Lấy ý tưởng là một trang web giúp những kẻ thất tình khiến người yêu quay trở lại, nữ đạo diễn Barbara Wong đã tạo nên một bộ phim tình cảm có phong cách rất độc đáo mang tên Breakup Club. Thông qua website BreakupClub.asia., độc giả chỉ cần gõ tên một đôi tình nhân hạnh phúc khác vào trong đó rồi ấn Enter, ngay lập tức họ sẽ chia tay nhau. Anh chàng Joe đã tự quay phim chính mình để chứng tỏ sự tồn tại của BreakupClub.asia (xem trailer).
Tuy nhiên, Joe không biết rằng cả người thân lẫn đạo diễn đều đang quay bí mật ghi lại cuộc sống hàng ngày của anh. Với sự tham gia của cả đạo diễn lẫn đoàn làm phim, Breakup Club dẫn dắt người xem bước vào câu chuyện tình yêu của Joe với một cô nàng bí ẩn có tên Flora. Phim có sự tham gia của Phùng Tổ Danh (con trai siêu sao võ thuật Thành Long) và nữ diễn viên Tiết Khải Kỳ.
5. The Dreamer (Indonesia)
Ba nhân vật chính trong “The Dreamer” – đại diện của điện ảnh Indonesia.
The Dreamer là câu chuyện kể về thời niên thiếu của cậu bé Ikal với người em họ Arai và anh bạn Jimbron. Để tiếp tục việc học tập, cả ba đã phải rời bỏ làng quê để tới thành phố cảng Manggar bắt đầu cuộc sống mới. Tại đây, người thầy giáo trẻ đầy nhiệt huyết Julian Balia đã truyền cảm hứng để ba cậu bé theo đuổi những hoài bão của mình. Ikal, Arai và Jimbron cùng hứa với nhau sẽ tới Paris học tập và đi du lịch vòng quanh thế giới.
Tuổi thơ của ba đứa trẻ sống cùng nhau tại một vùng quê nghèo cùng sự thay đổi, những thăng trầm khi lên thành phố đã được lột tả một cách sâu sắc trong The Dreamer. Riri Riza – đạo diễn bộ phim – là một trong những tên tuổi có phong cách kể chuyện sáng tạo nhất của điện ảnh Indonesia hiện đại. The Dreamer đang được đánh giá là một trong những ứng cử viên nặng ký cho giải thưởng tại LHP Quốc tế VN lần thứ I.
6. Hanamizuki (Nhật Bản)
Câu chuyện tình tay ba lãng mạn trong “Hanamizuki”.
Hanamizuki của điện ảnh Nhật Bản lại là một câu chuyện tình tay ba lãng mạn giữa những thanh niên hiện đại của xứ sở hoa anh đào. Nhân vật chính của phim là Sae Hirasawa – cô nữ sinh trung học sống một cuộc sống giản dị bên mẹ tại làng chài yên bình ở miền Bắc nước Nhật. Sae luôn ước mơ được ra nước ngoài sống và tìm mọi cách để hiện thực hóa nó. Khi cơ hội đang tiến gần đến với Sae, cô gặp gỡ và yêu Kohei – một cậu bạn học khác trường (xem trailer).
Cả hai động viên nhau theo đuổi giấc mơ của mình nhưng mọi chuyện thay đổi khi Sae đỗ vào một trường đại học danh giá ở Tokyo, còn Kohei trở về làm ngư dân. Sự xa cách khiến mối quan hệ của đôi bạn trẻ trở nên căng thẳng. Đúng lúc đau khổ nhất, Sae đã gặp Kitami – một chàng trai thuộc giai cấp thượng lưu và có cùng suy nghĩ với cô. Sae phải lựa chọn giữa một bên là tình yêu, một bên là giấc mơ mà cô vẫn hằng theo đuổi…
7. Ice Kacang Puppy Love (Malaysia)
Đạo diễn kiêm diễn viên Ah Niu và nữ diễn viên chính Lý Tâm Khiết trong phim “Ice Kacang Puppy Love”.
Lấy bối cảnh thập niên 1990 tại một ngôi làng nhỏ ở Malaysia, Ice Kacang Puppy Love kể về một nhóm thanh niên lớn lên trong thời kỳ thiếu thốn, chỉ có những quả bóng cỏ, chọi cá là trò chơi tuổi thơ. Trong ký ức của họ còn tồn tại hình ảnh những người bán kem Kacang, bánh mỳ Roti và những cửa hàng cũ nát trong một buổi chiều trong xanh, oi ả. Những đứa trẻ mang tính cách khác nhau, cùng lớn lên từ ngôi làng cổ với biết bao kỷ niệm khó quên (xem trailer).
Ice Kacang Puppy Love muốn giới thiệu với người xem những nét văn hóa, truyền thống lâu đời của người dân Malaysia thông qua cuộc hành trình trưởng thành của một nhóm người trẻ tuổi sống trong thời kỳ có nhiều biến động và thay đổi của xã hội. Nhưng trên hết, tình yêu, sự hy sinh và tha thứ là những gì mà đạo diễn Ah Niu muốn gửi gắm thông qua tác phẩm của mình. Anh cũng là nam diễn viên chính trong phim.
8. Lao Wai (Trung Quốc)
Cảnh trong phim “Lao Wai” của đạo diễn Fabien Gaillard.
Lao Wai là bộ phim truyện đầu tiên của đạo diễn người Pháp Fabien Gaillard. Phim xoay quanh chuyện tình giữa Mei – một cô gái trẻ người Trung Quốc và Paul – anh chàng người Pháp. Mặc dù thành thạo tiếng Trung và hiểu biết về đời sống Thượng Hải, Paul vẫn là một người nước ngoài. Sự khác biệt về văn hóa, phong tục Đông – Tây là nguyên nhân khiến Mei và Paul luôn có sự xung đột, tranh cãi dù họ rất yêu nhau.
Đạo diễn Fabien Gaillard chuyển tới sống ở Thượng Hải từ năm 2006 và bắt đầu đi làm nhiếp ảnh. Ông từng có một số bộ phim tài liệu về Trung Quốc, trước khi thực hiện tác phẩm điện ảnh đầu tay – Lao Wai. Dựa vào trải nghiệm của một người nước ngoài sống ở Thượng Hải, Fabien muốn chuyển tải những suy nghĩ, tình cảm của ông dành cho mảnh đất này lên màn ảnh rộng.
9. The Red Shoes (Philippines)
Hai diễn viên chính trong phim “The Red Shoes” của điện ảnh Philippines.
The Red Shoes của điện ảnh Philippines dẫn dắt người xem bước vào thế giới thời trang đầy màu sắc của những chiếc giầy. Năm lên 10 tuổi, cậu bé Lucas Munizca vinh dự được chiêm ngưỡng bộ sưu tập 3000 đôi giầy của Đệ nhất phu nhân. Lucas đã lấy trộm một đôi giầy màu đỏ, một chiếc cậu tặng cho người con gái đầu tiên mình yêu, chiếc còn lại dành cho người mẹ góa của mình. Hai mươi năm sau, Lucas chỉ đi một kiểu giầy và bị mắc kẹt trong những ký ức của quá khứ sau khi chia tay tình đầu (xem trailer).
Khi người mẹ góa đột nhiên cần cả đôi giầy thì Lucas buộc phải đối mặt với những ký ức cũ hiện về trong cuộc sống thực tại. Anh phải giải quyết hậu quả của việc ăn cắp ngày trước và lý do tại sao mình làm vậy. Nhẹ nhàng, hài hước, lãng mạn, The Red Shoes là một trong những tác phẩm đặc trưng cho phong cách điện ảnh của Philippines trong những năm gần đây. Phim có sự tham gia của người đẹp bốc lửa Nikki Gil.
10. Sand Castle (Singapore)
“Sand Castle” là một bộ phim cảm động về tình cảm gia đình và lý tưởng sống của những thanh niên 18 tuổi.
Phản ánh những suy nghĩ và thái độ đối với cuộc sống khi bước sang tuổi trưởng thành, Sand Castle – đại diện của điện ảnh Singapore tham dự LHP Quốc tế VN năm nay – cũng được đánh giá là ứng cử viên nặng ký cho danh hiệu Phim truyện xuất sắc. En vừa bước sang tuổi 18 đã phải đối mặt với nỗi đau gia đình. Cha mất vì bệnh ung thư, mẹ đi bước nữa, bà bị mất trí nhớ, En chuẩn bị phải lên đường nhập ngũ (xem trailer).
Cậu chuyển về sống cùng với ông bà và phải quyết định xem mình nên đặt lòng tin vào đâu. Trong một xã hội mà lý tưởng thay đổi như dòng cát chảy, En phải đấu tranh cho những gì cậu nghĩ là đúng. Khi mối quan hệ giữa những thành viên trong gia đình càng lúc càng trở nên xa cách và sự quên lãng ngày càng chiếm lĩnh tâm hồn của con người, liệu lâu đài cát của niềm tin mà En đã xây dựng có bị dòng thủy triều cuốn trôi theo sóng biển?
Nguồn : vnexpress.net
Phim tham dự LHP tổng cộng: 67 phim, 23 nước tham dự ( Có đầy đủ các thể loại phim như: Phim tâm lý xã hội, phim hài hành động, phim hoạt hình, phim cổ trang, phim tài liệu. Và đặc biệt tại các rạp trước mỗi giờ chiếu phim sẽ có mặt các đạo diễn, diễn viên nổi tiếng trong nước và nước ngoài giao lưu với khán giả.
Trong đó:
– Phim khai mạc:1 phim
– Ra mắt phim Việt: 1 phim
– Phim truyện dự thi : 10 phim
– Phim tài liệu, phim ngắn: 12 phim
– Điện ảnh thế giới: 24 phim
– Phim Pháp: 05 phim
– Phim Việt Nam: 14 phim
• Xuất chiếu:
– Chủ nhật : Chiếu cả ngày từ: 10 h sáng đến 21 h tối.
– Thứ hai đến thứ năm: Từ 4 giờ chiều đến 21 giờ tối
• Vé/ Giá vé:
– Vé phim bắt đầu bán tại các rạp từ ngày 11/10/2010 .
– Vé khai mạc và bế mạc bán từ ngày 11/10/2010 tại Mega và Trung tâm chiếu phim Quốc Gia.
– Riêng tại Platinum Cineplex giá vé chỉ có: 20.000 đồng nhân dịp khai trương cụm rạp.
– Giá vé tại các cụm rạp MegaStar và Trung tâm chiếu phim quốc gia giảm 40% so với giá vé hàng ngày tại các rạp đó.
• Đặt vé/ Ticket booking
Đặt vé xem phim trong ngày:
Khách mời sẽ đặt vé trước 11h sáng của ngày hôm đó tại các cụm rạp : Mega star, Trung tâm chiếu phim quốc gia, Platinum Cineplex và tại trụ sở Liên hoan Phim ở Nhà Hát Lớn.
Khách mời có thể đặt vé xem phim trước 02 ngày tại các địa điểm chiếu phim.
Khách có thể hủy vé đặt xem phim trước 11h trưa của lịch đặt cùng ngày ( nếu quá 02 lần đặt vé mà không xem thì việc đặt vé phim tiếp theo sẽ không có hiệu lực).
Các địa điểm cung cấp thông tin và đặt vé
Tai bàn cung cấp thông tin và vé cho khách ở Nhà Hát Lớn : giờ mở cửa từ 9h sáng đến 19h tối từ ngày khai mạc đến ngày bế mạc của Liên hoan phim.
Tại bàn cung cấp thông tin của các cụm rạp: giờ mở cửa từ 9h sáng đến 21 h 30 tối từ ngày khai mạc đến ngày bế mạc của Liên hoan phim.
http://vniff.com/vi/article/LICHCHIEUPHIM/RAP/177/
Trung Tâm Rạp Chiếu Phim Quốc Gia
Địa chỉ: 87 Láng Hạ, Quận Ba Đình, Tp. Hà Nội.
Điện thoại: +84 4.3.514 1791
Website: http://www.chieuphimquocgia.com.vn/
Platinum Cineplex
Tầng 4 tòa nhà The Garden, Mễ Trì, Từ Liêm
Tel:+84 4.3.787 8555
Website: http://www.platinumcineplex.vn/
Megastar
Tầng 6 Tòa nhà VinCom Hà Nội
191 Bà Triệu,Q.Hai Bà Trưng, Hà Nội
Tel: +84 4 3 974 3333
Website: http://www.megastar.vn
Trung Tâm Chiếu Phim Quốc Gia – National Cinema Center
10:00
Always Beside You – Luôn Ở Bên Con
10:30 My Darling Is A Foreigner – Người Yêu Tôi Là Tây
12:00 Drupadi
13:00
The Myth Of Ba Island – Sự Tích Đảo Bà
14:30
Agrarian Utopia – Đất Đai Không Tưởng
15:00
Adrift – Chơi Vơi
17:00
Eatrip – Hành Trình Ẩm Thực
18:30
The Golden Grass Valley – Thung Lũng Cỏ Vàng
19:00
Break Up Club – Câu Lạc Bộ Chia Tay
20:00
Summer Wars – Cuộc Chiến Mùa Hè
MEGASTAR
10:30
Lake Tahoe – Hồ Tahoe
11:00
Venezzia
13:30
Cheila – Cheila, Ngôi Nhà Của Mẹ
13:30
Ocean Heaven – Thiên Đường Biển Cả
16:00
Ilusiones Opticas – Ảo Giác
16:30
Oceans – Đại Dương
16:30
The Days Goes And The Night Comes – Ngày Đi Và Đêm Đến
18:30
The Legend Is Alive – Huyền Thoại Bất Tử
18:30
Trick – Trò Lừa Đảo
19:00
Dust – Hạt Bụi
21:00
Living In Fear – Sống Trong Sợ Hãi
21:00
The Girl Who Leapt Through Time – Cô Gái Vượt Thời Gian
PLATINUM CINEPLEX
10:00 Little Nicolas – Nhóc Nicolas
10:30
Confucius – Khổng Tử
11:00
32 Dec – 32 Tháng 12
13:00
The Rebel – Dòng Máu Anh Hùng
13:30
Road Movie – Xe Chiếu Bóng Lưu Động
16:00
Go Get Some Rosemary – Ông Bố Chân Dài
16:30
Hanoi- Hanoi – Hà Nội – Hà Nội
19:00
Under the hawthorn tree – Tình yêu cây táo gai
http://vniff.com/vi/article/LICHCHIEUPHIM/ngay1710/179/
Trung Tâm Chiếu Phim Quốc Gia – National Cinema Center
16:00
The fate of a songstress in Thang Long – Long Thành Cẩm Giả Ca
16:00 Sheika
16:00
Venezzia
18:30
The Dreamer – Kẻ mộng mơ
18:30
Sand Castle – Lâu đài cát
18:30
Beyond the Circle – Bên kia ánh hào quang
20:00
The Lieutenant – Trung Úy
20:45
Black Forest – Rừng đen
21:00
Adriff – Chơi Với
MEGASTAR
16:00
Pao’s Story – Chuyện của Pao
16:00
The Abandoned Field – Cánh Đồng Hoang
18:00
Medal of Honor – Tấm Huân Chương Danh Dự
18:30
Under The Hawthorn Tree – Tình Yêu Cây Táo Gai
19:00
Don’t Burn – Đừng Đốt
20:45
Heart Breaker – Phỉnh Tình
21:00
Go Get Some Rosemary – Ông Bố Chân Dài
21:00
The Buffalo Boy – Mùa Len Trâu
PLATINUM CINEPLEX
18:30 Oceans – Đại Dương
20:45
The White Silk Dress – Áo Lụa Hà Đông
Quảng Trường Nhà Hát Lớn: Chiếu Phim Ngoài Trời
20:45 Triple Tap – Chậm Thì Chết
http://vniff.com/vi/article/LICHCHIE…ungay1810/181/
Trung Tâm Chiếu Phim Quốc Gia – National Cinema Center
16:00
Others – Người Khác
16:00
The leaf – Chiếc Lá
16:30
Faces of Future – Những gương mặt tương lai
16:30 Ice Kacang Puppy Pove – Kem Kacang và tình yêu trẻ con
17:00 Big Boy – Bé Lớn
17:30
Moon At The Bottom Of The Well – Trăng nơi đáy giếng
18:00
Trick – Trò lừa đảo
19:00
Sheika
19:30
Pao’s story – Chuyện của Pao
20:30
Medal of Honor – Tấm Huân Chương Danh Dự
MEGASTAR
16:00
Lao Wai – Người Nước Ngoài
17:00
Babies – Những Em Bé
18:30
The Stool Pigeon – Chỉ Điểm
18:30
The life – Sinh mệnh
20:00
Black Forest – Rừng Đen
21:00
The Rebel – Dòng máu anh hùng
21:00
Confucius – Khổng Tử
PLATINUM CINEPLEX
16:00 Don’t Burn – Đừng đốt
16:00
The Girl who Leapt through Time – Cô gái vượt thời gian
18:00
Coco Chanel & Igor Stravinsky
18:30
Triple tap – Chậm thì chết
19:00
My Darling is the Foreigner – Người yêu tôi là tây
20:45
We are from the Future 2 – Chúng tôi đến từ tương lai 2
21:00
Dust – Hạt bụi
Chiếu Phim Ngoài Trời : Quảng Trường Nhà Hát Lớn
20:00 Ha Noi Ha Noi
http://vniff.com/vi/article/LICHCHIE…ungay1910/184/
Trung Tâm Chiếu Phim Quốc Gia – National Cinema Center
16:00
Temple Of Literature – Văn Miếu Quốc Tử Giám
16:00
Hanamizuki
16:30
The legend Is Alive – Huyền thoại bất tử
16:45
The Lighter – Người Thắp Lửa
17:30
The Dreamer – Kẻ Mộng Mơ
18:30
The Buffalo Boy – Mùa Len Trâu
19:00
Living In Fear – Sống Trong Sợ Hãi
20:00
The Day Goes And The Night Comes – Ngày Đi Và Đêm Đến
21:00
Cheila – Cheila, Ngôi Nhà Của Mẹ
21:00
Mental – Tâm Thần
MEGASTAR
16:00
The Red Shoes – Đôi Giày Đỏ
17:00
Little Nicolas – Nhóc Nicolas
18:30
Lao Wai – Người Nước Ngoài
19:00
The Justice Of Wolves – Công Lý Của Bầy Sói
19:30
Coco Chanel & Igor Stravinsky
21:00
The Little Heart – Trái Tim Bé Bỏng
21:00
We Are From The Future 2 – Chúng Tôi Đến Từ Tương Lai 2
PLATINUM CINEPLEX
16:00 Cyrano Agent – Trung Tâm Mai Mối
18:30
Heart Breaker – Phỉnh Tình
21:00
Ocean Heaven – Thiên Đường Biển Cả
21:00
Stool Pigeon – Chỉ Điểm
http://vniff.com/vi/article/LICHCHIE…ungay2010/185/
Trung Tâm Chiếu Phim Quốc Gia – National Cinema Center
16:00
Big Boy – Bé Lớn
16:00
Hanamizuki – HD
18:00
Ice Kacang Puppy Love – Kem Kacang Và Tình Yêu Trẻ Con
18:30
Sandcastle – Lâu Đài Cát
18:30
The Lieutenant – Trung Úy
20:00
The Fate Of A Songstress In Thang Long – Long Thành Cẩm Giả Ca
20:30
Break Up Club – Câu Lạc Bộ Chia Tay
20:30
The Red Shoes- Đôi Giày Đỏ
21:00
The White Silk Dress – Áo Lụa Hà Đông
MEGASTAR
16:00
The Justice of Wolves – Công lý của bầy sói
18:00
Ilusiones Opticas – Ảo giác
18:30
Moon At The Bottom Of The Well – Trăng nơi đáy giếng
18:30
Beyond the Circle – Bên Kia Ánh Hào Quang
20:45
32 Dec – 32 tháng 12
21:00
Cyrano Agent – Trung tâm mai mối
21:00
Road Movie – Xe chiếu bóng lưu động
PLATINUM CINEPLEX
16:00 Babies – Những Đứa Bé
16:00
Summer Wars – Những cuộc chiến mùa hè
16:00
The life – Sinh mệnh
18:30
The abandoned field – Cánh đồng hoang
18:30
Lake Tahoe – Hồ Tahoe
21:00
The little heart – Trái tim bé bỏng
http://vniff.com/vi/article/LICHCHIE…ungay2110/186/

Với 6 bộ phim đươc trình chiếu, điện ảnh Pháp là nền điện ảnh nước ngoài hiện diện đông đảo nhất tại Liên hoan Phim quốc tế Việt Nam lần thứ nhất sẽ diễn ra tại Hà nội từ ngày 17 đến ngày 21 tháng 10 năm 2010.
Bộ phim «Arthur 3, cuộc chiến giữa 2 thế giới» của đạo diễn Luc Besson sẽ khai mạc Liên hoan Phim, chỉ 3 ngày sau khi bộ phim được công chiếu tại Pháp và vài tuần trước khi bộ phim được phát hành rộng rãi tại Việt Nam, dự kiến vào dịp cuối năm 2010.
Cục Điện ảnh thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam, với sự hỗ trợ của Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam và tổ chức Unifrance, cũng đã quyết định tôn vinh Điện ảnh Pháp trong chương trình Tiêu điểm và giới thiệu tới khán giả 5 bộ phim mới được sản xuất: «Đại dương», «Phỉnh tình», «Coco Chanel & Igor Stravinsky », «Nhóc tì» và «Nhóc Nicolas».
Một phái đoàn đông đảo các nghệ sĩ sẽ sang tham dự Liên hoan Phim và giới thiệu những bộ phim của mình, trong đó có nữ diễn viên Pháp Anna Mouglalis thủ vai Coco Chanel và các đạo diễn Pascal Chaumeil («Phỉnh tình»), Thomas Balmès («Nhóc tì») và Jacques Cluzaud («Đại dương»).
Hai giám đốc hình ảnh cũng sẽ có mặt tại Hà nội với tư cách thành viên Ban Giám khảo. Ông François Catonné (người đã quay những thước phim «Đông dương») thành phần Ban Giám khảo Phim truyện và ông Mathieu Poirot-Delpech, thành phần Ban Giám khảo Phim ngắn và Phim tài liệu.
Hai gương mặt quan trọng của điện ảnh Pháp cũng đồng ý tham gia Ban Cố vấn của Liên hoan Phim: Bà Régine Hatchondo, Tổng Giám đốc Unifrance và Christian Jeune, Phó Tổng Đại diện của Liên hoan Phim nổi tiếng Cannes. Hai đại diện sẽ có mặt tại Hà nội nhân dịp này.
Một giải thưởng do K+ và Unifrance với sự hỗ trợ của Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam sẽ được trao cho bộ phim hay nhất trong số những bộ phim được trình chiếu trong khuôn khổ Tiêu điểm, dựa trên kết quả bình chọn của khán giả. Bộ phim được bình chọn sẽ được hỗ trợ để được phát hành rộng rãi tại Việt Nam sau khi Liên hoan Phim kết thúc.
Sự hiện diện đặc biệt của điện ảnh Pháp trong khuôn khổ Liên hoan Phim quốc tế Việt Nam lần thứ nhất một lần nữa minh chứng cho sự trở lại của phim Pháp trên màn ảnh rộng của nước sở tại. Ngoài bộ phim «Arthur 3, cuộc chiến giữa 2 thế giới», 2 bộ phim khác đã được hoặc sắp được phát hành tại Việt Nam vào dịp cuối năm: « Đặc khu 13: Tối hậu thư» khởi chiếu từ ngày 10/09/2010 (công ty phát hành: BHD) và «Adèle Blanc-Sec» dự kiến phát hành vào tháng 11 (công ty phát hành: Galaxy).
Ngoài ra, vào thứ sáu hàng tuần, số lượng khán giả tới xem các buổi chiếu phim Pháp tại Espace, Trung tâm Văn hóa Pháp tại Hà nội, trong năm 2010 đã tăng lên đáng kể so với năm 2009, số lượng vé bán ra tăng gấp 12 lần.
CHƯƠNG TRÌNH PHIM PHÁP
Các buổi chiếu đều dành cho khán giả và vé bán trực tiếp tại các phòng chiếu phim nơi bộ phim được trình chiếu:
– Megastar Vincom : Tầng 6, Vincom City Tower, 191 Bà Triệu
– Platinum Cineplex: Tầng 4 Trung tâm Thương mại Garden Mall, Mễ Trì, Từ Liêm.
– Trung tâm hội nghị quốc gia: 57 Phạm Hùng
nguồn