RSS Feed

Sáng 28/5 giao lưu với Phillip Noyce tại ĐH Hoa Sen

Posted on
8g sáng 18/5 tại khuôn viên DH Hoa Sen 93 Cao Thắng Q3 không khí đã khá nhộn nhịp và sôi động đón vị đạo diễn người Úc.

Đông đảo khách mời, phóng viên đã đến từ rất sớm để chờ đợi buổi giao lưu.

Điều khiến poly cực kỳ ngạc nhiên là sự có mặt từ rất sớm của diễn viên Đinh Ngọc Diệp tại DH Hoa Sen, bộ phim Giữa hai Thế Giới đóng chung với Dustin Nguyễn của cô sẽ ra rạp 22/7 tới

Ngọc Diệp khiến poly cực kỳ ngạc nhiên vì sự thay đổi so với ngày xưa……hehehe

Ngọc Diệp khá hào hứng về buổi trao đổi với vị đạo diễn đến từ Hollywood, hy vọng nó sẽ giúp ích cho công việc của cô

Cũng tương tự có rất nhiều người từ khán giả hâm mộ đến các sinh viên… đã đến rất sớm để không bỏ lỡ buổi giao lưu

những khán giả mua sách vì những thông tin quý giá cũng muốn có chữ ký của chính tác giả

đạo diễn Nguyễn Quang Dũng Khùng

tất cả cùng chờ đợi vị đạo diễn người Úc thuộc hàng top của Hollywood

9g sáng đạo diễn Phillip Noyce đến,

Miss Hồ Tố Phương thay mặt BGH và SV trường ĐH Hoa Sen gởi lời chào đến ông

Điều đầu tiên ông trao đổi hơi có tính quảng cáo cho cuốn sách ” Từ Đường Làng Đến Hollywood”

Cuốn sách được chuyển ngữ từ bản gốc Backroads to Hollywood nói về con đường đi từ bàn tay trắng đến thành công của ông.


( cuốn sách gốc)

Có một chi tiết vui là khi chuyển ngữ sang Việt nam nhà xuất bản đã không đồng ý sử dụng bìa cũ dù được chụp bởi một nhiếp ảnh gia nổi tiếng. Tất cả vì lý do là tấm hình đó ông chụp với một điếu thuốc lá, không phù hợp với xu hướng bào vệ giới trẻ hiện nay.

Rồi ông bắt đầu kể về một chương của cuốn sách, khi ông còn bé sống trong một thị trấn rất nhỏ của nước Úc. Và thiết bị truyền thông duy nhất nhà ông có là chiếc radio.

một ngày nọ 1 gánh xiếc rong đi ngang biểu diễn, họ cần một cậu bé làm tình nguyện viên cho 1 tiết mục giải trí.

Người ấy sẽ đứng trên sân khấu và le lưỡi ra và bị 1 thanh kiếm sâu ngang lưỡi mà vẫn bình yên.

Khi đứng trên sân khấu, ông không lo sợ lưỡi mình bị cắt phải, mà ông phát hiện ra được cảm giác của người nghệ sĩ mang đến cảm xúc cho những khán giả bên dưới. và ông quyết định mình sẽ trở thành nghệ sĩ.

18tuổi, ông đến sống ở thành phố và bắt đầu xem các phim ngắn được làm với kinh phí cực thấp chỉ 3$ 5$ ( thời điểm đó). Nhiều bộ phim ngắn này đã đánh động trái tim nghệ sĩ trong ông và mở ra cho ông một cái nhìn mới , ông bắt đầu dành dụm tiền làm phim.

Nhưng không để dàng với mức lương của công nhân đào cống , ông nảy ra ý định bán phim ngay khi chưa làm xong. ông bán vai diễn cho những ai muốn đóng phim, ví dụ vai cực nhỏ mất 1$ thì vai phụ mất gấp đôi và vai chính phải đóng gấp 6 lần như thế

Và bài học ông rút ra là đừng bao giờ bắt diễn viên trả tiền để được diễn mà hãy trả tiền cho diễn viên…..Những phim nhỏ đầu tiên của ông không có ai nhận chiếu mà ông cùng bạn bè phải tự tổ chức chiếu trên những gác xép hoặc tầng lửng của những quán ăn hay nhà sách, và ông mang đi chiếu khắp các nơi cũng như giao lưu với khán giả.

Ông bắt tay vào làm một phim về đề tài giới tính của một câu bé tuổi teen, phim rất ăn khách vì phù hợp với lứa tuổi sinh viên. Bài học ông rút ra là làm phim về sex-giới tính luôn luôn bán chạy sold out.

Với số tiền 600$ bỏ ra làm phim, ông thu được 1600$ và bắt đầu đi học DH chuyên ngành về phim.

Vậy là sau 6 tuần làm công nhân thì ông chỉ biết làm phim và thành công cho tới bây giờ, ông không còn biết làm gì khác.

Thành công ở vai trò đạo diễn nhưng Phillip Noyce là một nhà sản xuất xuất sắc. Trước câu hỏi: “Bước chân vào lĩnh vực điện ảnh, nên làm phim nghệ thuật hay thương mại?”


” Làm phim nghệ thuật hay thương mại không quan trọng, quan trọng là làm sao để khán giả phải xem phim của bạn. Nếu không xem sẽ tiếc cả đời – phải đưa thông điệp này đến khán giả. Và việc này tùy thuộc vào tài năng của người làm kinh doanh truyền thông, đặc biệt trong công tác tiếp thị quảng bá. Ở Hollywood, nếu làm một bộ phim với kinh phí 39 triệu đô la thì cũng bỏ ra chừng đó tiền để làm PR. Khán giả sẽ đến xem phim hay của bạn làm, nhưng họ cũng sẽ đến xem một phim dở nếu bạn làm PR giỏi.”

Nói về vai trò và vị trí của người sản xuất, Phillip Noyce ví họ như động cơ của con tàu trong khi thuyền trường là đạo diễn. Những người trên tàu sẽ không thấy động cơ nhưng nhờ có động cơ, con tàu mới có thể nhổ neo, chạy tốt, cập bến đúng thời gian. Không có sản xuất, những bộ phim không thể hoàn thành được nhưng đừng nghĩ mình là thuyền trưởng, hãy là một động cơ tốt giúp thuyền trưởng vận hành con thuyền, chứ không đừng điều khiển thuyền.

Tiết mục giao lưu trao đổi dài lắm poly nói không hết, chỉ tóm gọn vậy thôi. Bác nào muốn biết thì xme tivi hoặc mau báo thế nào cũng tường thuật rõ hơn. Sau tiết mục giao lưu là phần trao giải cuộc thi thiết kế Poster do DH Hoa Sen tổ chức.

Đây là 10 bạn đoạt giải khuyến khích

Đây là 2 giải nhất do BGK bình chọn

2 khoá học Đồ Họa ngắn hạn cũng của ĐH Hoa Sen( trị giá 1.150.000/giải) được trao cho Nguyễn Ngọc Phương và Cao Minh Hùng

Giải ý tưởng sáng tạo cho Lê Hồng Hải

Còn đây là giải do chính đạo diễn Phillip Noyce chấm vì thích nhất

Ông lý giải
tác giả đã biết cách đặt mối quan hệ giữa đạo diễn với 2 diễn viên chính. Hình ảnh chính ông xuất hiện trong poster này có chút mềm mại, lãng mạn được thể hiện qua chiếc khăn đỏ nối với chữ Việt Nam cùng tông màu bên dưới. Thêm nữa, những dải phim phía dưới cùng đã thể hiện được công việc của một đạo diễn.

Kết thúc buổi giao lưu, ông Phillip Noyce đã ký tặng tác phẩm Từ đường làng đến Hollywood cho tủ sách điện ảnh thuộc chương trình Đào tạo Truyền thông Nghe nhìn của ĐH Hoa Sen. Theo cô Bùi Trân Phượng, Hiệu trưởng trường Hoa Sen, từ nay các SV theo học chương trình đào tạo này sẽ có tủ sách riêng để tham khảo, tra cứu.

About anhpoly

Sống và làm những gì mình thích

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

%d bloggers like this: