RSS Feed

Monthly Archives: May 2012

Phim “Dành Cho Tháng Sáu” : hậu trường quay clip Don Nguyễn

Posted on

Vào ngày 18/5 tới đây, bộ phim Việt Nam đề tài tình cảm teen bóng rổ học đường sẽ ra mắt khán giả toàn quốc.

Trailer phim

Flash

Và trong dịp tham gia quay clip cổ động cho phim cùng với Don Nguyễn, poly cũng chụp được vài hình ảnh hậu trường vui vui post lên cho bà con xem. Tuy nhiên cũng nói trước là cái clip này để làm PR cho phim, rất rõ ràng và lộ liễu, ai không thích đừng xem nữa chi mất công.

Đạo diễn Nguyễn Hữu Tuấn cùng 2 diễn viên Don Nguyễn và Nhung Kate

Don Nguyễn khi còn là học sinh rất ít bạn bè

hay bị bắt nạt

nghèo nên ăn xoài thay cơm hehehe

nên thiếu thốn chiều cao ko chơi bóng rổ được

nhưng nhờ 1 động lực khác …….

Flash

Clip này cũng do đạo diễn trẻ Nguyễn Hữu Tuấn thực hiện ( người đeo kính ).Các bạn đừng nhầm với nhà quay phim lão thành cùng tên Nguyễn Hữu Tuấn. Poly may mắn được biết đến Nguyễn Hữu Tuấn khi còn là một member của TTVNOL. Lúc đó anh còn là mộ sinh viên của trường Kiến Trúc, nhưng mê phim nên vào mạng bình phim và cũng chửi nhau ỏm tỏm vì cảm nhận, yêu , ghét 1 bộ phim. Lúc đó nick trên TTVNOL( và nhiều nơi khác ) của anh là youtamuchi.

P/S :

Bonus thêm hình em diễn viên trẻ Nhung Kate

 

HAPPY BIRTHDAY TO YOU 15/5/2012

Du lịch bụi Philippines : Ăn chơi ở thiên đường sex Clark

Posted on

Chơi bời ở Clark Philippines dịp thống nhất đất nước VN 30/4 ăn chơi nhậu nhẹt be bét thác loạn gái gú bét nhè mà về VN bù đầu nửa tháng mới viết review được. Poly thành thật xin lỗi anh em bà con vì bận bịu phim phót thái quá. Nhân tiện đây cũng nói luôn có người hỏi PM poly hình chụp thế thôi chứ có gì đâu mà gọi là thác loạn. Poly xin phép tl lời chung luôn là ừ thì poly ghi cho vui thế thôi chứ poly chả chơi bời thác loạn gái gú gì cả. Giống như mấy ông phóng tinh viên trên báo cứ đến đoạn cuối là cáo mệt đi về thôi chứ chả làm gì hết, anh em khỏi chê bai dè bỉu coi thường chi cho mệt ha.

Và poly cũng biết rằng rất nhiều anh em phuot đã đi đến đây chơi bời nhưng về chẳng ghi lại cho người đi sau, vì poly tìm mãi chả thấy ai viết chi tiết về Clark. Và ngay trước khi viết bài này poly  cũng được sự động viên tinh thần của các anh các chú các bác khuyên nhủ rằng thôi cứ viết bài chơi bời post hình gái gú đê cho khỏe thân. Viết bài đụng chạm này nọ chi mệt ảnh hưởng cuộc sống gia đình. Nên poly cũng tự biết rằng mình được cao nhân phò trợ khi viết những bài ăn chơi như thế này.

Quay trở lại với Clark, cách phía Bắc Manila 2 giờ chạy xe, Clark là một khu căn cứ quân sự cũ của Mỹ  thuộc thành phố Angeles. Dĩ nhiên những dịch vụ vui chơi giải trí dành cho lính Mỹ nằm khắp nơi bao quanh khu căn cứ.

Nhưng trận phun trào của núi lửa Pinatubo năm 1991 nằm gần đó đã khiến khu căn cứ Clark này phải đóng cửa, và dù lính Mỹ đã rút đi nhưng từ đó Clark trở thành trở thành một trung tâm ăn chơi mại dâm của Philippines.

Sau khỏang 1g30p ngồi xe bus từ Manila, poly đặt chân xuống Clark vào khỏang 5g chiều. Nói thêm cho những ai muốn đi là bus từ Manila sẽ thả bạn xuống cách khu ăn chơi bar club trung tâm Clark chỉ khỏang 100m.

Chỉ cần cuốc bộ chút xíu là đến cổng chính vào Clark. Những hình ảnh đầu tiên đón chào poly ngay tại Clark là đồn cảnh sát chấn giữa ngay cửa vào.

Vậy là hoàn toàn an tâm khi chơi đêm ở đây rồi, poly tự nhủ như thế và chính xác là như vậy.

Nói cho bạn dễ tưởng tượng, khu ăn chơi chính của Clark diện tích khỏang gấp 3 4 lần khu phố tây Phạm Ngũ Lão Saigon.

Và vô cùng sầm uất nhộn nhịp, xe tricycle chở du khách chạy khắp nơi.

Hai bên đường đầy các hàng quán ăn giá rẻ,

như poly đã nói ở các entry trước về đi bụi ở Phil, tất cả mọi thứ đều rẻ.

ngay cả ở Clark, khu ăn chơi nổi tiếng của Phil, mà poly cũng muốn nói với bạn rằng đừng lo khi đến đây. Cái gì cũng rẻ từ ăn uống ăn khách….đến cả gái.

có đi ra ngoài rồi mới thấy, sống ở VN cái thứ gì cũng mắc, kể cả cave.

Dọc các con phố ở Clark đầy các quán bar , club

và gái Phil.

đầy những anh Tây to bự  cặp với 1 em Phil nhỏ thó đen thui

và như poly đã nói, gái ở Clark giá rất rẻ so với 1 khu ăn chơi như thế

dáng đứng thiệt quái

cao cao bên cửa sổ 1 em gái đang ngó đời,

7g tối, sau khi tìm được khách sạn tiêu chuẩn cỡ 3 sao giá cực tốt 700k/đêm .( poly sẽ viết riêng về khách sạn này ). Poly và chú Gen HDVN bắt đầu công cuộc đi khám điền thổ thành phố của những thiên thần ( Angeles được đặt theo tiếng Anh là Angels nhưng kiểu Phil)

bạn có thể thấy người dân xung quanh vẫn sống bình thường mua bán trái cây và shop 24/24 khắp nơi.

và đây là cổng chào để vào khu ăn chơi. Walking Street, phố đi bộ, cũng giống như những phố đi bộ ở VN, Hà Nội hay Saigon, cấm xe máy, nhưng mặt hàng để bán là sự sung sướng, giống như Pattaya.

chỉ mới tầm 7g, nên còn khá vắng

du khách còn bận ăn uống này nọ trước khi lên đường

1 cụm các club tượng tự kiểu khu Nana ở Bangkok, nhiều club chung vào 1 chỗ, trước có nhà hàng ăn uống.

Do poly và chú Gend đều đã đói nên quyết định chọn đại 1 quán ăn ngay trước 1 club mà nạp năng lượng để chuẩn bị sức lực chơi suốt đêm

quán ăn nằm ngay trước cửa ra vào của cái club, kiểu như quán cơm bình dân nằm ngay ở đường vào của Gossip Club

và đây là bảng giá, nhắc cho ai không biết, bảng giá trên tính bằng peso, 1 P = 510VND ( thời điểm 30/4/2012). Chỉ khoảng 30K – 100k cho 1 phần ăn đầy đủ

giá vô cùng rẻ và ngay trước club, gái trong club ra ăn nhiều vô kể để chuẩn bị cho “ca làm việc” tối nay

thấy poly chụp hình các em rất vô tư say HI

và các bạn hãy nhìn bảng giá thức uống trong club treo ở trên tường, Poly và Gend không thể tin nổi

sau khi nạp năng lượng xong đủ sức, vào shop 24/24 mua thêm 1 chai bia San Miguel ướp lạnh. Poly phát hiện ra là bên Phil có loại San Miguel Lemonade . Ai qua Phil nên uống thử loại bia này, pha sẵn chanh rất ngon. Nếu ai đã uống Corona chung với chanh muối thì vị này kiểu như thế nhưng ngon hơn nhiều. Hình như chỉ Phil, nguồn gốc của San Miguel, mới có. Các bạn không nên bỏ qua, chỉ 30P=15K.chai trong shop 24/24.

Đời thật tuyệt vời khi nhấp 1 ngụm bia ngon ướp lạnh và dạo phố ngắm cả trăm em gái show hàng.

phố  đi bộ đã đông khách lang thang

nhiều em đi ra đây đứng đón khách mà chưa kip make up

cũng là một quán ăn nằm trước club

1 club trang trí theo kiểu cao bồi viễn tây Texas,

làm poly nhớ seventeen saloon

hoạt động sôi nổi, phái bên phải góc đường là shop 24/24 poly đã mua chai bia San Miguel Chanh, giờ viết lại thèm quá hic hic

hình như poly quên nói, đi chơi ở đây các bạn cứ chụp hình thoải mái vô tư, 2 đầu phố đi bộ có cảnh sát bảo vệ nên chả lo

gái rất mến khách và chịu show hàng

nói chung ai đi Pattaya rồi thì sẽ hiểu,

và nói thật là poly thích Clark hơn Pattaya

các bạn có thấy tên club là gì không ?

bạt ngàn một trời các lời mời gọi

có club gái Campuchia luôn, tiếc là không có club Việt Nam hehehe

1 con phố nhỏ những chất chứa biết bao nhiêu…….. tình

các bạn cũng thấy bên góc trái có nhiều shop dịch vụ, in ấn, đổi tiền, và người dân vẫn sống bình thường

dĩ nhiên phải có shop đồ chơi người lớn rồi

Aloha là tiếng Hawaii phải ko ta ?

chỗ này vừa là club vừa là khách sạn luôn

những em gái mặc đồ nữ sinh, đây là cái club Atlantis mà poly vô đầu tiên

đây là chỗ thứ 2

tối hôm đó poly và chú Gend hình như chơi tới 3 cái club, đây là cái thứ 3 thì phải. Cho những ai chưa biết, chưa thấy thì poly nói luôn. Tất cả các club đều cấm chụp hình, poly và gen  phải khó khăn giở nhiều chiêu mất nhiều sức lực lắm mới có hình. Và hình ảnh sau đây không dành  cho trẻ em dưới 18t cũng như phụ nữ và những ai có đầu óc không thông thoáng. Ai không thích thì đừng đọc nữa nhé. Trong những club này, giá bia hay đồ ăn rất rẻ, chỉ từ 100p đến 150p, là khỏang từ 50k đến 75k/1 chai bia. Khi bước vào bạn thấy thích không khí ở club hay gái đẹp thì bạn ngồi, ko thì bạn đi ra. Ngồi thì  bạn chỉ cần kêu 1 chai bia rồi ngắm gái nghe nhạc thoải mái chả ai ép bạn gì hết.

Đây là bill cho các bác thấy giá rẻ như thế nào . Còn gái trong mấy chỗ này như thế nào mà khiến những bạn trái thích vào ngắm. Cảnh báo lần nữa là bạn có thể bị sốc với những hình ảnh sau nếu chưa đi chơi bời nhiều. Và nói thật chứ poly rất ghiền cái cảm giác uống bia và ngắm gái mặc tam giác lọt khe như thế này.

Cũng giống Pattaya hay Bangkok Thái Lan, trong các bar như thế này theo poly đếm là có tới thiểu là từ 20 cô đến bar đông nhất poly vào là cả 100 cô gái mặc bikini lọt khe đứng múa trên sân khấu. Mỗi cô sẽ có đeo 1 con số như thi hoa hậu. Khách nào thích em nào thì nói với Mamasan ( nhân viên điều đào ). Mamasan sẽ dùng cây bút có gắn đèn laze chiếu vào em đó, em đó sẽ thấy và đi xuống với khách.

Các em gái không chỉ đứng im chán ngắt, mà giữa khoảng 30p thì có thay đồi chương trình kiểu như múa cột, xong múa kiểu teen, nhảy hiphop, chơi chích bong bóng. Trò chích bong bóng này khá hào hứng với những bong bóng  hình dài dài xong các em gái đập bể bằng mông ngực, hoặc ném vào khách , nói chung đủ trò.

Và khi mấy em xuống ngồi với khách, thì chi phí cho  1 phần nước uống + 1 tip em cho em là 275P= 150K. 1 cái giá không tưởng cho em em xinh xắn mặc bikini da thịt ngồn ngộn ngồn mua ỏn ẽn mua vui.  Nói chung lần thứ 2 rồi mà  poly cũng còn sững sờ khi tính tiền với Gend.

Còn ở mấy bàn bên mấy chú Tây tip bạo hơn nữa thì mấy em lột luôn đồ uốn éo nhảy múa khiêu khích giống y như cảnh trong các fim giải trí hạng B của Mỹ.

Rồi đổ bia lên ngực cho mấy chú ấy uống.

Có bàn thì 1 chú kêu luôn 2 em đóng les cởi áo sờ mó hôn hit cho chú xem.

Có bàn thì em ngồi lên giữa 2 dùi mấy chú Tây mà mà nhún nhún chà xát cặp môn vào giữa 2 chân mấy chú đó. Khiến nhiều chú hứng lên  cũng nẩy nẩy kiểu doggy.

Nẩy được cỡ 5p là kêu Mamasan lại trả luôn 2000p=1.000.000VND để dắt em đó đi luôn tới sáng.

Nói thêm là trong các club này thì gái nòa cũng chịu đi vui vẻ với khách, cứ 1 giá 2000p= 1.000.000VND là tới sáng. Từ mấy em trên sân khấu cho tới phục vụ trong quầy bar.

Poly kết nhất em này, lai Phil và Hàn hay Nhật gì đó. Nói chuyện rất vui và nhảy lại đẹp. Nhìn em nó mà poly cứ liên tưởng đến Maria Ozawa. Chụp hình em nó tấm cuối mà cứ liên tưởng đến tiếng của MO  ” OMG OMG O Yeah Oh Yeah ”

Kinh nghiệm là cách khu phố đi bộ chỉ khoảng 200m, là Khách Sạn Sung Sướng SoGo Hotel.

P/S :

Cũng giống như những phóng tinh viên trên các báo CA hay ANTD….. poly xin nói rõ là những hình ảnh trên mang tính minh họa. Người viết không phải nhân vật thật, và khi anh ấy đến đó và trong thấy những cảnh tượng như trên, anh ấy cảm thấy rất đắng lòng cho thảm cảnh  đau xót của những cô gái này. Anh ấy đắng lòng và đau xót đến mức mà nửa đêm khi viết những dòng này anh ấy rất muốn quay lại Clark ngay lập tức để xem những hình ảnh trên có tiếp diễn hay không. Nếu tình trạng này vẫn còn tiếp tục kéo dài, anh ấy sẵn sàng làm tình…… nguyện viên để giúp đỡ họ thoát khỏi tình trạng ấy. Ôi thật là đau nòng quá đi mà

The Viral Factor (2012) : đặc nhiệm chống khủng bố hóa học kiểu Hông Kông

Posted on

Đạo diễn:
Dante Lam

Kịch bản :
Dante Lam
Candy Leung

Diễn viên :
Nicholas Tse
Jay Chou
Andrew Dasz
Bing Bai
Steven Dasz
Tin Chiu Hung
Issam M. Husseini
Brad Dirk Martin
Andy On
Ling Peng
Anthony Sandstrom

Flash
The Viral Factor Trailer 2012 ( Nicholas Tse, Jay Chou) [逆戰] – YouTube

1 khoa học gia của Al Queda phát minh ra 1 chủng virus đậu mùa mới với mục đích khủng bố thế giới. Tuy nhiên lực lượng gìn giữ hòa bình đã kịp thời ngăn chặn ông ta chuyển giao cho Al Queda. Tuy nhiên trong quá trình vận chuyển , họ bị phục kích, ống chứa Virus bị mất……..

Từ bữa đi chơi bời ở Manila Philippines về gần nửa tháng trời rồi mà poly chả viết được bài review phim nào. Lý do là quá lubu kiếm tiền để khấu hao thời gian ăn chơi, giờ thấy mấy bậc tiền bối trong HDVN cứ viết đều đều mà poly chả viết gì thì xấu hổ. May hôm chủ nhật vừa qua xem được cái phim giải trí Hong Kong rất là đã nên cảm hứng sôi sục trở lại.

The Viral Factor là bộ phim của vị đạo diễn Dante Lam Lâm Siêu Hiền cùng với 2 diễn viên nam Jay Chow và Tạ Đình Phong. Nếu ai chưa biết về 3 cái tên này thì google nha, poly chắc không cần giải thích thêm. Nói thêm chút thông tin là hình như khỏang thời gian quay phim này cũng là lúc Tạ Đình Phong hục hặc với Trương Bá Chi, Phong bỏ qua Malaysia quay phim này, quay phim xong về bỏ luôn Trương Bá Chi thì phải.

Ban đầu trước khi xem phim này poly không biết nhiều thông tin về nó lắm, có nghe loáng thoáng trước đó nhưng trailer cũng chưa xem nên giữ được cái cảm xúc bất ngờ khi không hề biết thể loại, câu chuyện. Nhờ thế mà khảong 10p đầu phim poly cứ luôn miệng WTF ? WTF ? Đây là phim HK sao ? Chời ơi sao nó có thể làm được cái phim quay đẹp, siêu siêu đẹp, action dữ dội hoành tráng đến như thế.

Về nội dung của bộ phim, poly nói luôn cho những ai thích phán xét đánh giá phim đạo nhái này nọ. The Viral Factor có nội dung phim, kiểu phim, tình tiết tượng tự như các phim Contagion, MI 2 …….. Xem phim này xong nếu các bạn thích chém gió đạo nhía th2i sẽ có rất nhiều thứ cho các bạn chém gió. “1 tổ chức khủng bố muốn dùng lọai virus hủy diệt hàng loạt để kiếm tiền. Và chúng bị các điệp viên đơn độc sống rất nội tâm có nhiều tình cảm ngăn chặn âm mưu thâm độc đó ” . Đây gần như là nội dung kinh điển của thể loại phim này, cái nào cũng như cái nào quan trọng là đạo diễn trình bày nó ra như thế nào, hình ảnh âm thanh hành động bối cảnh……..

Quay trở lại bộ phim, ngay từ những giây phút đầu tiên giới thiệu bối cảnh 1 cuộc giải cứu ở Jordan. Những góc máy flying cam bay vòng tròn trên đầu, moving cam quay xung quanh đội đặc nhiệm đứng giữa trời với những trang thiết bị của 1 căn cứ quân sự. Poly như đã nói ở đoạn trước, phải thốt lên WTF mẹ ơi đây là phim HK sao. Sao y chang mấy phim aciton chiến tranh bom tấn của Mỹ vậy. Từ cách quay phim, trang thiết bị quân sự, bối cảnh những khu ổ chuột của châu Phi. Và đặc biệt là màu sắc vô cùng đẹp, poly phải nói đây là phim HK có màu sắc đẹp nhất từ trước đến nay mà poly xem. Poly cũng thú nhận rằng gần đây mình ít xem phim HK nên có lẽ nhận định trên hơi phiến diện. Nhhu7ng phải nói là đẹp lắm.

Như đã nói , trận phục kích không chỉ đẹp bằng ánh sáng, màu sắc, quay phim. Mà nó là còn chứng tỏ sự lột xác ngọan mục của điện ảnh HK trong thể loại phim chiến tranh biệt kích cận chiến thành phố. Nếu bạn đã thích những trận đụng dộ trong Black Hawk Down, bạn sẽ thích trận phục kích trong phim này. Những chiếc quan đội bị ghim giữa những con đường nhỏ của khu dân cư trên xa mạc, phơi mình giữa làn đạn tiểu riết xả đạn rát tai, những lời hô ” LPG ” rồi sau đ1o là những tiếng nổ long trời phá sập những căn nhà. Đan xen là những cú máy cầm tay chạy theo bước chân của người lích biệt kích hộ tống yếu nhân qua những block nhà. Và tứ phía giữa 4 góc phố là hàng loạt âm thanh nã đạn của đủ loại vũ khí MP5, AK47………Và cuối cùng, tiếng súng ngắn vang lên khô khốc, slow motine viên đạn bay ra khỏi nòng, mọi thứ dùng lại,1 bóng người lơ lửng giữa không trung và ngã xuống………Nói thật, có thể bạn không cần xem hết phim này, nhưng nếu bạn đã mê phim action, bạn phải xem trận phục kích này.

Đoạn đầu phim khiến poly ngạc nhiên, vì nó quá giống kiểu phim Mỹ. Nhưng từ khi bối cảnh chuyển về châu Á đi qua Malaysia. Thì Viral Factor quay trở lại đúng như phong cách phim phim HK, 1 phim action pha lẫn XHĐ và cũng đặc sệt tình cảm éo le. Và cách quay phim cũng không còn xuất sắc như trước. Poly có cảm giác như khi quay ở Jordan là 1 ekip Mỹ, còn khi về lại Malaysia thì là ekip HK. Nói như vậy không phải là chê, vì những cảnh quay ở Malaysia cũng rất đẹp. Chủ yếu quay tại thủ đô KL và hình ảnh tháp đôi xuất hiện rất nhiều. Điều này cũng khiến poly nhớ đến những ngày đi bụi ở KL.

Đặc biệt cú máy trước khu Triangle là 1 cú máy xuất sắc. Poly nói để các bạn xem hãy để ý. Bối cảnh là 1 góc ngã tư đông đúc và chiếc SUV xuất hiện với tốc độ cao từ phía đường đối diện. Ống kính nâng lên cao khi chiếc SUV đến gần, góc máy rộng từ trên cao 90 độ quay xuống thấy cả 4 góc ngã tư hoat động bình thường. Tức là máy được treo lơ lửng trên cao chứ hoàn toàn không đứng 1 góc nào. Khung hình tiếp tục không cắt cảnh theo chiếc SUV trên đường qua ngãy tư đi tiếp. Có thể cảnh này đối với nhiều người bình thường nhưng theo poly đã là 1 cú máy rất hay. Tiếp sau đó là cảnh chiếc SUV chạy xuyên qua khu thương mại Paviilon đầy người , các hàng quán………Poly rất thích đoạn chiếc SUV này .

Sau đó còn 1 đoạn rượt đuổi bằng trực thăng giữa các cao ốc ngay trung tâm KL, còn 1 đoạn bay ngay qua tháp đôi luôn. Nói thêm cho những ai chưa biết là bay trực thăng mà lượn lách giữa các cao ốc là vô cùng nguy hiểm, vì không lưu giữa các cao ốc rất bất ổn. Mà mấy chiếc trực thăng đuổi nhau vòng vòng ở dưới thấy đầy người, ko khéo là ăn luôn nguyên con.

Cuối cùng, phim aciton nhưng cũng có pha võ thuật. Tuy nhiên theo poly thì phần võ thuật không xuất sắc lắm, đánh cho có là chính. Ngược lại thì phần âm thanh làm rất tốt, lại phải nhắc lại tiếng súng, nghe hướng đâu ra đó, loại súng ra loại đó rõ ràng, đanh chắc vừa đúng, nghe sướng tai vô cùng.

Nói chung phim này giải trí ổn, action dữ đội liên tục kiểu Mỹ, nhưng vẫn đảm bảo đủ chút tình cảm kiểu phương Đông phim HK. Và cũng vì vậy mà nó hơi dài, hơn 2 tiếng 1 chút. Ai muốn xem nên sắp sếp thời gian cho đủ. Vì đang xem mà nghĩ giữa chừng lúc khác xem lại thì sẽ mất hay.

Thú vui điện ảnh một thời xa xưa : Dạo quanh các rạp chiếu phim ở SaiGon trước 1975

Posted on

 

 

Bài viết của LeNgocKhaNhi trên forum HDVIETNAM

———————————————————————————————————————————————————–

Bài này sẽ kể lại câu chuyện về những rạp cinéma của thành phố Sài Gòn cách đây 60 năm về trước. Thú vui xem phim gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của những rạp cinéma này. Nhi dành post đầu tiên để trình bày tất cả thông tin hình ảnh Nhi đã sưu tầm được, giúp các bạn có một ấn tượng ban đầu về câu chuyện chúng ta sắp nghe. Nhi sẽ kể câu chuyện này bên dưới với nhiều chi tiết và đi sâu vào phân tích hơn.

Sau đây là danh sách của tất cả những rạp chiếu phim xưa tại Sài Gòn, xếp theo thứ tự ABC, chép từ blog của bác Trần Đăng Chí. Nhi xin chân thành cảm ơn tác giả đã bỏ công hệ thống hóa lại những rạp ciné này.

 

Alliance Française – Đồn Đất. Rạp của Trung Tâm Văn Hóa Pháp chiếu toàn phim Pháp không có phụ đề Việt ngữ, hiếm khi thấy người Việt đi xem.

Aristo – Lê Lai. Sau 1954 đây là nơi trình diễn thường trực của đoàn cải lương Kim Chung di cư từ miền bắc vào nam.

Asam – Đinh Tiên Hoàng, khu Đa Kao. Rạp này đã dẹp quá lâu rồi, ít ra là vào khoảng từ giữa đến cuối thập niên 50. Rạp nằm trong một hẻm nhỏ trên đường Đinh Tiên Hoàng gần góc đường Phan Thanh Giản. Gần đó có tiệm mì Cây Nhản nổi tiếng một thời.

Cẩm Vân – Võ Di Nguy, Phú Nhuận.

Cao Đồng Hưng – Bạch Đằng, chợ Bà Chiểu, Gia Định.

Casino Đa Kao – Đinh Tiên Hoàng. Rạp tương đối khang trang, phim khá chọn lọc, giá cả nhẹ nhàng, địa điểm rất thuận tiện nằm gần Cầu Bông.

Casino Sài Gòn – Pasteur. Tên mới là Vinh Quang.

Cathay – Công Lý, Chợ Cũ.

Catinat – Tự Do : xi-nê tí hon này nằm trong một hành lang từ đường Tự Do xuyên qua đường Nguyễn Huệ

Cầu Muối – Bến Chương Dương, Khánh Hội.

Cây Gỏ – Minh Phụng, Chợ Lớn.

Diên Hồng – Yersin.

Đại Đồng – Nguyễn Văn Học, Gia Định.

Đại Đồng – Cao Thắng. Một rạp nhỏ chuyên chiếu phim cũ nhưng khá chọn lọc, giá cả thật nhẹ nhàng, địa điểm rất thuận tiện.

Đại Lợi – Thoại Ngọc Hầu, Chợ Ông Tạ.

Đại Nam – Trần Hưng Đạo. Rạp Đại Nam là rạp sang trọng nhất Sài Gòn, những phim mới được chiếu trước tiên ớ đây và một vài rạp khác rồi một thời gian sau mới được đưa đi tỉnh hoặc các rạp nhỏ chuyên chiếu lại.

Đại Quang – Tổng Đốc Phương, Chợ Lớn. Rạp này hoàn toàn Trung Hoa chẳng có gì là Việt Nam hết vì họ chiếu toàn phim Tàu

Đông Nhì – Lê Quang Định, Gia Định.

Eden – Tự Do. Rạp này quá nổi tiếng
Trước nhất, rạp này không nằm ngoài mặt đường mà lại nằm sâu trong một thương xá cũng được gọi là Eden. Đến rạp, khán giả có thể đi vào từ phía đường Tự Do, Lê Lợi hay Nguyễn Huệ đều được cả. Cái tên rạp tiếng Pháp tự nó cho biết rạp này đã có từ thời Pháp thuộc và kiến trúc bên trong thì đúng y như những rạp bên Pháp. Ở Sài Gòn, chỉ duy nhất rạp này mới có hai balcons (tầng lầu).
Thông thường, khi xem xi-nê, ngồi balcon 1 là hay nhất vì nhìn xuống vừa tầm mắt không mỏi cổ và không bị cái đầu của người ngồi hàng ghế trước che khuất tầm nhìn. Balcon 2 của rạp Eden thì nhỏ hơn và quá cao nên nhìn sâu xuống muốn cụp cái cổ luôn nên phần đông khán giả chẳng màng để ý đến sự hiện hửu của nó, ngoại trừ dân đào kép Sài Gòn thì chiếu cố rất nhiệt liệt và gọi đó là ‘pigeonnier’ (chuồng bồ câu).

Hào Huê – Nguyễn Hoàng, Chợ Lớn.

Hoàng Cung – Triệu Quang Phục, Chợ Lớn.

Hồng Liên – Hậu Giang, Chợ Lớn.

Huỳnh Long – Châu Văn Tiếp, Gia Định, phía góc chợ Bà Chiểu.

Hùng Vương – Pétrus Ký, Sài Gòn.

Hưng Đạo – Nguyễn Cư Trinh.

Imperial Lê Ngọc – Nguyễn Cư Trinh. Tên cũ là Alhambra.

Khá Lạc – Nguyễn Tri Phương. Rạp nằm cạnh tiệm phở Tương Lai. Rạp này đã hoạt động trước thời Đệ Nhất Cộng Hòa.

Khải Hoàn – Võ Tánh và Cống Quỳnh. địa điểm tọa lạc nơi thị tứ, giá tiền lại tương đối phải chăng

Kim Châu – Nguyễn Văn Sâm, Chợ Cũ. Khi rạp bắt đầu khai trương thì họ đã quảng cáo sẽ chiếu phim “Sapho” (1960). Qua đến những phim kế tiếp, rạp Kim Châu đã tuyển chọn những phim cùng loại nên rất được khán giả hài lòng.

Kinh Đô – Lê Văn Duyệt. Đây là một rạp xi-nê hạng sang, chỉ kém hơn rạp Đại Nam một tí. Rạp khai trương sau rạp Đại Nam nhưng lại chỉ hoạt động một thời gian tương đối ngắn ngủi rồi biến thành một chi nhánh của cơ quan USAID.

Kinh Thành – Hai Bà Trưng, Tân Định.

Lạc Xuân – Gia Long, Gò Vấp.

Lam Sơn – Bùi Chu. Mũi tàu Lê Lai, Bùi Chu, Võ Tánh chéo góc với nhà thờ Huyện Sĩ, vòng qua bên hông rạp phía đường Lê Lai thì có nhà của nữ kịch sĩ Kim Cương. Rạp xi-nê này chỉ tồn tại một thời gian rất ngắn ngủi rồi bị đóng cửa vì vị trí của rạp quá gần một nhà thờ, vào thời kỳ đó là Đệ Nhất Cộng Hòa, nên Công Giáo đang có ưu thể.

Lê Lợi – Lê Thánh Tôn. Rạp chiếu phim cũ nhưng tuyển chọn toàn phim hay và chỉ chiếu trong 1, 2, hoặc 3 ngày rồi đổi sang chiếu phim khác. Những phim classic như “High Noon”, “Crimson Pirates”, “Vera Cruz”, “Waterloo Bridge”, …được chiếu đi chiếu lại luôn, nếu hụt xem phim nào thì khán giả cứ kiên nhẩn chờ đợi, một thời gian sau thế nào phim đó cũng sẽ được chiếu lại. Lịch trình chiếu phim được niêm yết trước gần một tháng để khán giả chuẩn bị ngày đi xem phim. Rạp Lê Lợi có thể nói là rạp duy nhất ở Sài Gòn chiếu phim theo phương thức này, một ít rạp khác có bắt chước phần nào nhưng rồi cũng không theo hoàn toàn hoặc sau đó phải thay đổi phương hướng.

Lệ Thanh – Phan Phú Tiên, Chợ Lớn.

Lido – Đồng Khánh, Chợ Lớn. Rạp này có một lịch sử khá ly kỳ. Rạp nằm trong vùng Chợ Lớn cạnh Đại Thế Giới cũ chuyên chiếu phim Âu Mỹ trong khi các rạp chung quanh đều chiếu phim Tàu. Đến cuối thập niên 60, rạp ngưng hoạt động để cho Mỹ mướn làm khu cư trú và câu lạc bộ.

Long Duyên – Hồ Văn Ngà.

Long Phụng – Gia Long. Chuyên chiếu phim Ấn Độ.

Long Thuận – Trương Công Định và Nguyễn An Ninh. Một trong những rạp nhỏ nhất và rẻ tiền nhất của Sài Gòn, Tuy vậy, địa điểm của rạp rất tốt nằm ngay trước nhà ga xe lửa vào thời Pháp thuộc và rạp tiếp tục hoạt động cho đến những năm đầu của thời Đệ Nhất Cộng Hòa. Đây phải được kể là nơi rất thuận tiện để giết thì giờ trong khi chờ đợi các chuyến xe lửa khởi hành đi về các tỉnh vì phim được chiếu thường trực, vào xem lúc nào cũng được, xem giáp vòng thì về, muốn ngồi xem hoài cũng chẳng sao.

Long Vân – Phan Thanh Giản. Rạp tương đối mới so với những rạp khác đã có từ đời Pháp thuộc. Khai trương vào khoảng năm 1962.

Majestic – Tự Do. Rạp đã ngưng hoạt động từ trước 1975. Nơi đây được xây thành vũ trường Maxim tầng trên và sân khấu trình diễn ca vũ nhạc kịch tầng dưới do nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ phụ trách.

Minh Châu – Trương Minh Giảng.

Minh Phụng – Hồng Bàng, Chợ Lớn. Thật ra, nơi đây là đình Minh Phụng, khi xưa có lúc khai thác chiếu phim ban ngày.

Mini Rex A & B – Lê Lơị. Rạp tương đối sinh sau đẻ muộn vào những năm đầu của thập niên 70. Thuộc vào hạng sang nhất Sài Gòn, rạp rất nhỏ nhưng ghế ngồi rất lớn.

Moderne – Trần Văn Thạch, Tân Định. Rạp này có vài ba đặc điểm: lối vào rạp đâm ngang hông phía giữa những hàng ghế, ghế bằng cây nên khi dứt phim khán giả cùng đứng dậy làm cho ghế cây khua lên rầm rầm, và cũng vì ghế cây nên đoàn quân rệp tha hồ cắn phá đám khán giả trong bóng tối của buổi chiếu phim.

Mỹ Đô – Trần Nhân Tôn và Vĩnh Viễn. Tên xưa là Thành Chung, tên mới là Vườn Lài.

Nam Quang – Lê Văn Duyệt và Trần Quí Cáp. Rạp rất kỳ cựu hoạt động từ thời Pháp thuộc

Nam Tiến – Bến Vân Đồn.

Nam Việt – Tôn Thất Đạm, Chợ Củ.

Nguyễn Huệ – Nguyễn Huệ. Rạp đã ngưng hoạt động từ trước 1975. Về sau là cơ sở U.S.O.

Nguyễn Văn Hảo – Trần Hưng Đạo.

Olympic – Hồng Thập Tự.

Oscar – Trần Hưng Đạo, Chợ Lớn.

Phi Long – Xóm Củi.

Palace – Trần Hưng Đạo, Chợ Lớn.
Quốc Thái – Trần Quốc Toản, Chợ Lớn.

Quốc Thanh – Nguyễn Trải.

Rạng Đông – Pasteur. Tên cũ là Hồng Bàng.

Rex – Nguyễn Huệ.

Thanh Bình – Phạm Ngũ Lão.

Thanh Vân – Lê Văn Duyệt, Hòa Hưng.

Thủ Đô – Tổng Đốc Phương, Chợ Lớn. Tên cũ là Eden Chợ Lớn.

Trung Hoa – Đồng Khánh, trước nhà thờ Cha Tam, Chợ Lớn.

Văn Cầm – Trần Hưng Đạo. Rạp đã ngưng hoạt động từ trước 1975. Về sau là đại lý Honda đầu tiên tại Việt Nam.

Văn Cầm – Võ Di Nguy, Phú Nhuận.

Văn Hoa – Trần Quang Khải, Đa Kao.

Văn Lang – Cách Mạng, Phú Nhuận.

Victory Lê Ngọc – Tổng Đốc Phương, Chợ Lớn. Tên cũ là Majestic Chợ Lớn.

Việt Long – Cao Thắng.

Vĩnh Lợi – Lê Lợi.

Hình: Đây là hình ảnh về rạp cinéma cổ xưa nhất tại Việt Nam: rạp Pathé do người Pháp xây dựng tại Hà Nội vào năm 1920. Như vậy điện ảnh đã được du nhập vào Việt Nam từ rất sớm. Tuy nhiên trong hoàn cảnh bị thực dân Pháp đô hộ vào lúc đó, điện ảnh không phải là thú vui dành cho người dân mà chỉ độc quyền của giai cấp thống trị ngoại quốc.


Hình: Đây là rạp Cathay ở Sài Gòn, hình chụp có lẽ vào thời Pháp thuộc. Không rõ lý do vì sao poster phim ghi toàn bằng tiếng hoa, có lẽ cho tới lúc này thú vui xem phim vẫn chưa được phổ biến trong dân chúng người Việt chăng ?

Hình: Hình rạp Nguyễn Văn Hảo, có lẽ cũng chụp vào thời Pháp thuộc, vì nó sử dụng chữ Théâtre và tên phim cũng ghi bằng tiếng pháp. Đây là một trong những rạp chiếu phim sớm nhất do người bản xứ gây dựng nên.

Hình: Góc bên phải hình chụp này chính là rạp EDEN, chắc là cổng sau, vì rạp Eden nằm trong một hành lang (Passage) trong khu thương xá trên đường Tự do (Đồng Khởi ngày nay), đây cũng là một trong những rạp cinéma có thâm niên lâu nhất, ban đầu do người Pháp xây dựng nhưng sau đó trở về với người Việt, rạp EDEN hoạt động từ thời pháp thuộc cho đến tận năm 1975.


Hình: Tấm hình này chụp rạp Văn Cầm, cũng cùng thời với những tấm ảnh bên trên, đây cũng là một rạp cinéma của người Việt xây dựng và quản lý sau thập niên 50.


hình: Không ảnh chụp thành phố Sài Gòn vàp thập niên 70, đây là thành phố được mệnh danh là Hòn Ngọc Viễn Đông, một khu đô thị phát triển vào hàng bậc nhất ở Đông Nam Á.


Hình: Đường phố Sài Gòn xưa, cách trang trí rất đẹp, trang nhã. Đường phố thưa người và gọn gàng sạch đẹp.


Hình: Khu trung tâm Sài Gòn vào một ngày cuối năm, thập niên 70, sinh hoạt của người dân Sài Gòn lúc này đã rất hiện đại và văn minh.


Hình: rạp Casino Đa Kao, sau năm 75 đổi tên thành rạp Cầu Bông. Hình có lẽ chụp vào thập niên 60


Hình: Mặt tiền của rạp Casino Đa Kao và những paneau affiche quảng cáo phim đang chiếu: Một phim Western điển hình. Tấm Paneau dài phía trên vẽ hình một bộ phim võ hiệp của Hong Kong.


Hình: rạp Đại Nam, đây là rạp hiện đại nhất trước khi rạp REX được xây dựng. Chúng ta có thể thấy rạp đang chiếu phim Le Cid với Charton Heston, có lẽ hình chụp vào đầu thập niên 60, có nhiều xe bán hàng rong trước cửa rạp.


Hình: rạp Cao Đồng Hưng


Hình: Nụ cười hồn nhiên của em bé răng sún bán kẹo cao su trước cửa một rạp chiếu bóng. Tấm bảng phía sau em có ghi: phụ đề chữ việt – Technicolor.


Hình: rạp Casino Sài Gòn và afiche của một bộ phim kiếm hiệp


Hình: Vẫn là rạp Casino Sài Gòn với 1 phim Western


Hình: rạp Casino Sài Gòn và affiche của một phim thần thoại võ hiệp, rất có thể đây là phim Nhật Bản vì Hong Kong không sản xuất phim theo trường phái này.


Hình: rạp Casino Sài Gòn và affiche một phim rùng rợn, hình vẽ bằng tay không mấy sắc sảo, tên phm bằng tiếng Pháp như mt phong cách cố hữu của tất cả rạp chiếu bóng thời đó.


Hình: rạp Casino Sài Gòn và bộ phim thần thoại Nhật Bản như trên đã nói


Hình: Một bãi chiếu phim lưu động tại vườn hoa khu trung tâm Sài Gòn.


Hình: Chợ bến Thành, cửa ngõ nối kiền khu trung tâm hành chánh và khu Chợ Lớn của người Hoa. Đây cũng giống như một lằn ranh giữa thế giới Âu Mỹ và thế giới Hoa kiều, với hai nền văn hóa điện ảnh khác nhau.


Hình: Bạn có thể thấy khách sạn REX và rạp REX nhìn từ trên cao. vị trí và kiến trúc của rạp REX rất gần với rạp REX tại thủ đô Paris của Pháp (Hình bên dưới).


Hình: Rạp REX ở Paris, Pháp, có lẽ tỉ phú Ưng Thi khi xây dựng rạp chiếu bóng hiện đại nhất vùng vào năm 1962 đã có cảm hứng từ rạp REX của Pháp. Cái tên REX cũng đã nói lên điều này.


Hình: Sài Gòn về đêm, hình chụp vào giữa thập niên 60. Thời đó trên truyền hình không có chiếu phim, và cũng chưa có Home Vidéo như bây giờ, nên khi màn đêm buông xuống là thời điểm các rạp cinéma đặc kín khán giả.


Hình: Đây là mặt tiền của rạp REX, khánh thành năm 1962 và là rạp chiếu phim hiện đại nhất Đông Nam Á vào thời điểm đó. Rạp có phòng chiếu và màn hình lớn nhất, gắn máy lạnh và thậm chí có cả một thang cuốn để đưa khách lên tầng 1. Đây cũng là thang cuốn đầu tiên xuất hiện tại Sài Gòn.


Hình: rạp REX, như ta thấy tất cả tên phim chiếu rạp tại Sài Gòn ngày xưa đều ghi bằng tiếng Pháp, cho thấy phim nhập về từ Pháp, kể cả phim Mỹ.


Rạp REX chụp vào ban ngày, thời điểm đang công chiếu phim: James Bond chống lại Dr. NO


Hình: Trước cửa rạp Nguyễn Văn Hảo vào thập niên 60.


Hình: Rạp Lê Ngọc trong khu Chợ Lớn, đang chiếu bộ phim kiếm hiệp: Lưỡi kiếm Ân Tình.


Hình: rạp Long Vân


Hình: Những tờ bướm thông tin về phim phát cho khán giả (tờ programme). Ta có thể thấy là tất cả phim chiếu tại rạp hạng sang ở Sài Gòn đều có phụ đề 3 thứ tiếng: việt, Hoa, Anh. Có lẽ hoa kiều ngày xưa được phục vụ riêng và ngang với người Việt.


Hình: Một tờ Programme khác của rạp EDEN, chiếu phim Sisi: Nữ hoàng Áo Quốc


Hình: Trên một tờ báo có thông tin về phim chiếu rạp trong tuần, thời điểm của tờ báo này vào tháng 3 năm 1975
Một số thông tin ta có thể thấy: Khán giả Sài Gòn trước 1975 được xem rất nhiều thể loại phim: Phim drama, action Mỹ, Pháp, phim kiếm hiệp Hong Kong, phim tình cảm Đài Loan, phim hài Việt Nam.
Scope: màn hình đại vĩ tuyến (tỉ lệ 2,35:1), tỉ lệ màn hình này rất hiện đại vào thời đó, có thể ví như màn ảnh IMAX hiện nay.
PDVHA: Phụ đề Việt Hoa Anh, ngày trước tất cả phim chiếu rạp đều có phụ đề (làm bằng phương pháp đốt nhiệt, in thẳng vào phim), không có chuyện thuyết minh phim.

Cuối cùng là một số hình ảnh về chuyện quảng cáo phim ảnh trên đường phố Sài Gòn trong thập niên 60

——————————————————————————————————————————————————————————
Tiếp tục là bài viết của Alext cũng trên forum HDVIETNAM
Có thể nói, đặc điểm nổi bật của xi-nê Sài Gòn thời xưa là có nhiều rạp chiếu ‘thường trực’ (permanente), thường từ 9g sáng đến 11g đêm và khán giả có thể mua vé vào xem bất cứ lúc nào cũng được. Xem chán thì ra. Cũng có người lợi dụng những rạp máy lạnh để đánh một giấc ngủ trưa. Thật là một công được cả đôi việc. Ngủ chán, thức dậy xem tiếp!
.
Tuy vậy, chiếu thường trực cũng có điều bất tiện nếu bạn vào rạp giữa lúc phim đang chiếu. Vai chính lúc bạn vào xem có thể bị cụt chân ở phần cuối trong khi không biết rõ ‘lại lịch’ tại sao chân lại bị cụt. Chẳng khác nào chỉ thấy ngày 30/4/75 thiên hạ chạy giặc, di tản chiến thuật một cách rầm rộ mà không biết xưa kia người Sài Gòn sống, làm việc và ăn chơi ra sao! Chỉ tại không vào đúng lúc đầu phim.


Tờ program của rạp Rex, phim Deux Hommes Dans La Ville với Alain Delon, Jean Gabin và Michel Bouquet

Cũng có khi người ta vào rạp xem phim mà thật tình chẳng biết đang chiếu phim gì. Có những cặp tình nhân vào đấy để tâm sự nhỏ to, có những cặp bạo hơn, tuy làm khán giả nhưng… cũng đóng phim. Có điều trên màn ảnh là phim trinh thám hay phim chiến tranh nhưng ở hàng ghế khán giả lại đóng phim tình cảm ướt át.
Vào thời Đệ nhất Cộng hòa, mỗi khi bắt đầu một xuất chiếu phim khán giả phải đứng dậy chào cờ và ‘suy tôn Ngô Tổng thống’ với những lời ca tụng lãnh tụ Ngô Đình Diệm: “Ai bao năm từng lê gót nơi quê người, cứu đất nước thề tranh đấu cho tự do? Người cương quyết chống Cộng, bài phong kiến bóc lột, diệt thực dân đang rắc reo tàn phá… Toàn dân Việt Nam biết ơn Ngô Tổng thống, Ngô Tổng thống, Ngô Tổng thống muôn năm…”. Câu sau cùng được trẻ con chế thành… “Toàn dân Việt Nam muốn ăn tô hủ tiếu, tô hủ tiếu, tô hủ tiếu ngon ghê…”
Trước khi vào phim chính, các rạp còn ‘chiếu dạo’ những phim sắp tới theo chương trình của riêng từng rạp. Dĩ nhiên là chọn cảnh nào hấp dẫn nhất để giới thiệu cùng khán giả, đó cũng là một cách quảng cáo của các hãng nhập cảng phim từ nước ngoài. Trong trường hợp phim chính quá ngắn, các rạp câu khách bằng cách chiếu thêm phim phụ như phim của Charlot, phim thời sự hoặc đôi khi còn có phụ diễn tân nhạc cho… xôm tựu.
Xi-nê Sài Gòn có một truyền thống phải nói là độc đáo với các tờ program (chương trình) phát cho khán giả khi đến mua vé xem phim. Trên tờ program của phim, khán giả có thể đọc để biết đại khái nội dung phim và tên các tài tử trong phim. Đối với dân ghiền xi-nê, có một cái thú tương tự như sưu tầm tem thư, họ sưu tầm program.

Ở phía dưới cùng, góc phải của tờ program phim Deux Hommes Dans La Ville có dòng chữ “Visa 214/74 ngày 26-10-74” khiến tôi thắc mắc không biết có phải phim này có visa nhập khẩu Sài Gòn được cấp ngày 26/10/74 (?). Nếu đúng vậy, không hiểu bộ phim này có kịp theo dòng người di tản ra khỏi Việt Nam trước 30/4/75 hay còn kẹt lại trong kho tư liệu phim trên đường Phan Kế Bính để tham dự khóa… cải tạo chung với ‘ngụy quân, ngụy quyền’?

Sài Gòn xưa có rạp Cinéma Catinat chiếu thường trực, rạp nằm trong hành lang (passage) nối liền đường Tự Do (Catinat) sang đường Nguyễn Huệ (Charner). Đây là rạp chiếu phim thường trực đầu tiên ở Việt Nam, và tất nhiên cũng là rạp chiếu phim thường trực đầu tiên ở Đông Dương.

Ciné Catinat có giá vé đồng hạng 10 đồng, rạp còn bán 1 tập 10 vé giá 80 đồng, mua nguyên tập khán giả lợi được 20 đồng. Rạp xi-nê thuộc loại ‘tí hon’ này về sau chuyển đổi thành phòng trà ca nhạc với nhiều tên như Au Chalet rồi Đêm Màu Hồng, nơi ra mắt của ban nhạc Phượng Hoàng thời kỳ trước khi nhập với ca sĩ Elvis Phương.

Vào thập niên 1960, miền Nam an bình, thịnh vượng. Sài Gòn đẹp hơn, sang hơn cho nên nhiều rạp xi-nê hiện đại ra đời. Những rạp mới này có màn ảnh lớn, gọi là Cinemascope, (màn ảnh đại vĩ tuyến), màu Eastmancolor, máy lạnh tối tân khiến những rạp nhỏ, xưa, với máy chiếu kêu lạch xạch, quạt trần thổi vù vù, dần dần ế khách.

Chủ Cinéma Catinat phá rạp, xây thành chung cư. Trường hợp rạp xưa, cổ lỗ, không có khách cũng xẩy ra với rạp xi-nê Asam ở Dakao nằm trên đường Ðinh Tiên Hoàng gần Mì cây Nhãn. Nếu từ Casino Dakao đi lại thì rạp Asam nằm bên lề phải, còn Mì Cây Nhãn nằm xéo bên lề trái. Vào khoảng năm 1965 rạp Asam cũng bị phá đi và cũng lại xây appartment.

Rạp Long Phụng nằm trên đường Gia Long (bây giờ là Lý Tự Trọng) chuyên trị dòng phim thần thoại ca-vũ-nhạc Ấn Độ. Có thể Long Phụng chuyên về phim Ấn vì địa điểm của rạp rất gần với Chùa Chà Và trên đường Trương Công Định chăng? Nam tài tử Ấn Độ ăn khách nhất thời đó là Rama Rao, ông này sau thời 80-90 làm Thống đốc bang Pradesh thuộc miền Nam nước Ấn.

Xin nói thêm, một số chính khách khác cũng xuất thân từ điện ảnh như Rama Rao. Nổi bật nhất trong những trường hợp này là Ronald Regan, Tổng thống Hoa Kỳ; diễn viên phim hành động người Mỹ gốc Áo, Arnold Schwarzenegger, trở thành Thống đốc tiểu bang California và Joseph Estrada, Tổng thống Philipin, cũng xuất thân từ một tài tử điện ảnh.

Năm 1960 rạp xi-nê Kinh Đô được xây mới trên đường Lê Văn Duyệt, chỗ nhìn sang Trụ sở Tổng liên đoàn Lao công Việt Nam. Rạp Kinh Đô mới khá hiện đại và đẹp. Máy chiếu phim và máy lạnh đều thuộc loại mới nhất. Khoảng năm 1961, Tòa Đại sứ Hoa Kỳ mướn rạp Kinh Đô làm nơi chiếu phim cho nhân viên và gia đình làm việc ở Sài Gòn đến xem.

Vào năm 1962, Biệt động Saigon cho nổ bom plastic trong rạp này. Có thể gọi đây là vụ đánh bom đầu tiên ở Sài Gòn. Sau vụ nổ, Tòa Đại sứ Hoa Kỳ không mướn rạp Kinh Đô nữa và rồi rạp này được phá đi, khu đất đó xây một tòa nhà là trụ sở USAID với nhiều tầng lầu.

Những phim chiếu ở rạp Rex đường Nguyễn Công Trứ (không phải là rạp Rex đường Nguyễn Huệ sau này) là những phim cao bồi, Tarzan, Zoro… Phim cũ, chiếu đi chiếu lại nhiều lần nhưng vẫn có người đến xem.

Có khi chiếu được một lúc, đang hồi gay cấn thì bị… đứt phim, phải ngưng để nhân viên phòng máy nối phim. Đèn trong rạp bật sáng. Người lớn, con nít phản đối, húyt gió, la hét rần rần, không thua lúc Tarzan đu giây đến cứu người đẹp Jane, hay Zoro phóng ngựa đến giải cứu người đẹp Juanito!

Rạp Rex ‘cũ’ ở con đường sau rạp Đại Nam mà Đại Nam là rạp sang trọng nhất Sài Gòn thời đó do ông Ưng Thi làm chủ khi Rex trên đường Nguyễn Huệ chưa có mặt. Phim mới được chiếu trước tiên ở đây và một vài rạp khác rồi một thời gian sau mới được đưa đi tỉnh hoặc các rạp nhỏ chuyên chiếu lại. Mỗi phim gồm nhiều cuộn nên thời đó mấy rạp cùng chiếu chung một phim bằng cách lên lịch chia lệch giờ khởi chiếu. Mỗi khi chiếu xong một cuộn sẽ có người đi xe gắn máy giao cho rạp kế tiếp.

Có lần rạp Đại Nam đang chiếu phim Pillow Talk (năm 1959 (?) do Rock Hudson, Doris Day đóng vai chính) thì anh chàng đi giao cuộn phim, hình như mải mê uống nước mía (?) hay sao đó mà để mất cuộn phim phải giao. Tất cả các rạp cùng chiếu phim đó đành phải ngưng lại và đem phim khác ra chiếu tạm. Mãi một thời gian sau, không rõ cuộn phim được chuộc lại hay phải nhập phim mới, Pillow Talk mới được tiếp tục chiếu trở lại.

Phim chiếu tại Đại Nam có cả phim Tàu (Đài Loan, Hồng Kông), nổi bật nhất là Mùa Thu Lá Bay với đôi trai tài gái sắc Đặng Quang Vinh và Chân Trân. Đó là thời tiểu thuyết của nữ văn sĩ Quỳnh Giao, ăn khách không kém truyện võ hiệp hấp dẫn của Kinh Dung như Cô gái Đồ Long, Anh hùng xạ điêu, Lục đỉnh ký…

Xin nhắc lại, Sài Gòn xưa có tới 2 rạp xinê mang tên Rex. Nhiều người chỉ biết có rạp Rex ‘xịn’ ở đường Nguyễn Huệ, xế cửa Tòa Đô Chánh, bắt đầu khai trương năm 1962. Rạp Rex “cũ’ ở đường Nguyễn Công Trứ là một rạp phụ của rạp xi-nê Majestic.

Phim chiếu ở rạp Majestic, năm hay bẩy tháng sau, thậm chí cả năm sau, được mang ra chiếu lại ở rạp Rex cũ. Không khí trong rạp hôi mùi… nước tiểu vì ngay cửa vào rạp người ta thiết kế toilet. Cũng may, khoảng năm 1955 rạp Rex nhỏ này bị phá. Nơi đây được xây thành vũ trường Maxim tầng trên và sân khấu trình diễn ca vũ nhạc kịch tầng dưới do nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ phụ trách.

Năm 1962, trên đường Nguyễn Huệ xuất hiện rạp Rex ‘hoành tráng’. Đây là rạp hát đầu tiên có thang cuốn (escalator) cũng của ông Ưng Thi, chủ nhân rạp Ðại Nam ở đường Trần Hưng Đạo. Rex là rạp ‘xịn’ nhất thủ đô Sài Gòn, sau này lại còn có thêm ‘người anh em’ Mini Rex. Khán giả vào xem phim thuộc loại thanh lịch, giá vé luôn cao hơn các rạp khác. Mini Rex được quảng cáo là “Rạp chiếu bóng tối tân nhất Việt Nam” thời đó.


Sissi Imperatrice chiếu tại rạp Eden với Romy Schneider từ ngày 10/4/75, chỉ 20 ngày trước khi Sài Gòn đổi chủ!

Rạp Rex hình như được khai trương với phim Ben Hur (Charlton Heston). Có tin đồn trong ngày khai trương một người đẹp đi lên thang cuốn không hiểu quýnh quáng thế nào mà bị thang cuốn luôn cái quần… (may mà còn panty)! Không biết chuyện có thật hay không nhưng cũng xin ghi lại làm tư liệu về xi-nê và… chiếc quần phụ nữ.

Gần rạp Rex là rạp Eden nằm trong Passage Eden có lầu và được phân chia thành từng lô, riêng biệt, rất kín đáo cho khán giả là những người đang yêu, vừa xem phim, vừa tâm tình mùi mẫm. Ở Sài Gòn, chỉ duy nhất rạp này mới có hai balcon. Thông thường, khi xem xi-nê tại đây, ngồi balcon 1 là hay nhất vì nhìn xuống vừa tầm mắt không mỏi cổ và không bị cái đầu của người ngồi hàng ghế trước che khuất tầm nhìn. Balcon 2 của rạp Eden thì nhỏ hơn và vì quá cao nên nhìn sâu xuống màn ảnh muốn cụp cái cổ nên phần đông khán giả chẳng màng để ý đến sự hiện hữu của nó, ngoại trừ dân đào kép Sài Gòn ‘yêu nhau đi trời hôm tối rồi’ thì chiếu cố rất nhiệt liệt và gọi đó là ‘pigeonnier’ (chuồng bồ câu).

Đi xem xi-nê solo một mình mà phải lên balcon ngồi vì rạp hết chỗ thì… ‘tủi thân’ lắm. Trên ấy đào kép mùi mẫm, mê ly, nhất là những cặp ngồi ở hàng ghế chót, sau lưng là nguyên bức tường, tha hồ tâm sự lòng thòng! Ca sĩ Pháp Dalida đã có lần xuất hiện tại rạp Eden ‘bằng xương bằng thịt’ khi cô đến Sài Gòn. Cũng tại rạp này, đã chiếu phim Parlez-Moi d’Amour (1961) cũng do Dalida đóng.

Rạp Lê Lợi đường Lê Thánh Tôn, gần chợ Bến Thành, chuyên chiếu phim cũ nhưng tuyển chọn toàn phim hay và chỉ chiếu trong 1, 2, hoặc 3 ngày rồi đổi sang chiếu phim khác. Tuy nhiên, nếu hụt xem phim nào thì khán giả cứ kiên nhẫn chờ đợi, một thời gian sau thế nào phim đó cũng sẽ được chiếu lại. Cái hay là lịch chiếu phim được niêm yết trước để khán giả có thể chọn ngày đi xem.

Rạp Lê Lợi có thể nói là rạp duy nhất ở Sài Gòn chiếu phim theo phương thức này, một ít rạp khác có bắt chước phần nào nhưng rồi cũng không theo được hoặc sau đó phải thay đổi cách làm khác. Khách hàng thường xuyên của rạp Lê Lợi là những sinh viên, học sinh vì rạp chiếu phim cũ nhưng lại hay và giá vé rất nhẹ. Thời đó, đi học ngày hai buổi nên buổi chiều nào chán hoặc lười học bọn trẻ, trai cũng như gái, rủ nhau ‘cúp cua’ đi xem xi- nê ở rạp này.

Cũng rất gần với rạp Lê Lợi trên đường Lê Thánh Tôn là rạp Vĩnh Lợi trên đường Lê Lợi, bên cạnh Bệnh viện Sài Gòn, ngay khu vực Chợ Bến Thành. Rạp Vĩnh Lợi nổi tiếng trong giới ‘bê-đê’ vì đây là nơi bạn có thể bị bất ngờ vì một bàn tay xờ xoạng của một chàng ‘gay’ ngồi ngay bên cạnh. Khoảng đầu thập niên 60, có xảy ra một vụ nổ lựu đạn trong rạp, may mắn gần Bệnh viện Sài Gòn nên các nạn nhân chỉ cần bước vài bước được cấp cứu ngay!

Khu vực chợ Thái Bình, có rất nhiều rạp chiếu phim. Rạp Quốc Thanh nằm trên đường Nguyễn Trãi, bên hông Tổng Nha Cảnh sát Quốc gia. Rạp khá khang trang, sau trở thành sân khấu cải lương mà đoàn Dạ Lý Hương đóng đô thường trực.

Rạp Khải Hoàn ngay góc Cống Quỳnh và Phạm Ngũ Lão, thường chiếu phim Tây. Coi được nhưng kẹt cái thiếu máy lạnh, ai vào xem cũng cứ muốn… ‘yêu nhau cởi áo cho nhau’.

Trên đường Phạm Ngũ Lão, gần chợ Thái Bình, còn có rạp Thanh Bình, sau này sửa sang lại thật lịch sự nhưng chẳng bao lâu sau Sài Gòn đổi chủ nên phải dẹp tiệm vì… ‘đứt phim’. Từ rạp Khải Hoàn ở Cống Quỳnh đi đường tắt, băng ngang qua chợ Thái Bình, chỉ mất vài phút là có thể chui vào rạp Thanh Bình xem phim.

Sau này còn có rạp Thăng Long ngay trên đường Cống Quỳnh. Rạp Thăng Long khi đó còn quá tệ, không như nhà hát của trường Sân khấu Điện ảnh bây giờ (tiền thân của trường sân khấu chính là trường Hưng Đạo của Giáo sư toán Nguyễn Văn Phú ngày nào!).


Rạp Casino Saigon (ngày nay là Rạp Quang Vinh).

Chỉ cách nhau chưa đầy ba phút đi bộ, mà khu Tân Định có đến hai rạp ciné. Bên hông chợ là Tân Định là rạp Modern và mặt trước của chợ là rạp Kinh Thành.

Hai rạp bình dân này thay phiên nhau chiếu phim Ấn Độ và phim cao bồi. Để thay đổi không khí, thỉnh thoảng lại mời các gánh cải lương hay Hồ Quảng về trình diễn, làm nghẽn cứng cả xe cộ lưu thông vào những giờ sắp mở màn hay vãn hát.

Nếu Sài Gòn có Casino Saigon thì Tân Định cũng có Casino Dakao. Tuy không nổi tiếng bằng người anh em bà con ở đường Pasteur nhưng rạp Casino Đa Kao trên đường Đinh Tiên Hoàng tương đối khang trang, phim khá chọn lọc, giá cả lại nhẹ nhẹ nhàng và địa điểm lại rất thuận tiện vì nằm gần Cầu Bông. Cũng vì lý do đó, Casino Dakao sau này đổi tên là rạp Cầu Bông.

Lại nói thêm, ngay bên cạnh Casino (Saigon) có hẻm Casino nổi tiếng không kém gì rạp xi-nê Casino. Phim chiếu ở Casino có thể dở hoặc hay tùy theo sở thích của người xem nhưng có điều ghé vào hẻm Casino người ta sẽ hài lòng với các món ‘khoái khẩu’ mang hương vị đất Bắc.

Chủ nhân của các quán trong hẻm Casino đa số là dân ‘Bắc kỳ di cư’ nên có những món ‘tuyệt cú mèo’ như bún chả, bún thang, bún riêu, bánh tôm và dĩ nhiên là phở… Các quán tại đây không thuộc loại sang nhưng giá tiền lại hơi đắt, có lẽ vì nằm ngay trung tâm Sài Gòn. Tài tử, giai nhân thường ‘chui’ vào đây để thưởng thức những món ‘đặc sản’ phương Bắc!

Đường Cao Thắng có rạp nhỏ mang tên Đại Đồng, chuyên chiếu phim cũ nhưng khá chọn lọc, giá cả thật nhẹ nhàng, địa điểm rất thuận tiện. Hơn nữa, gần rạp này còn có nhiều quán ăn bình dân như bò viên, bò bía nên khi tan xuất hát có thể ghé vào đây kiếm món gì đó cho ấm bụng.

Xin nhắc các đấng mày râu, hẻm Đại Đồng còn có khu ‘chị em ta’ nên có thể… một công đôi việc! Gần đó còn có rạp Việt Long cũng nằm trên đường Cao Thắng, sau này sửa sang lại khá khang trang, lịch sự.

Các rạp thuộc loại ‘xi-lố-cố’ nhiều như nấm mọc sau mưa trên đất Sài Gòn. Một danh sách xếp theo thứ tự alphabet có lẽ thể hiện được phần nào sự phong phú của của các rạp xi-nê không nằm trong trung tâm Sài Gòn: Cao Đồng Hưng (Bà Chiểu), Cầu Muối (Khánh Hội), Đại Lợi (Chợ Ông Tạ, Tân Bình), Đại Quang (Tổng Đốc Phương), Hào Huê, Hoàng Cung, Hồng Liên, Lệ Thanh, Lido (những rạp này đều nằm trong Chợ Lớn), Oscar, Palace (Trần Hưng Đạo)…

Ôi, rạp xi-nê Sài Gòn xưa còn nhiều lắm. Chỉ nội việc kể tên cũng đã thấy mệt chứ nói gì đến tận nơi để xem phim. Có lẽ không người Sài Gòn nào dám tự hào đã đến hết các rạp xi-nê trên đất phồn hoa đô hội này!

Thời ấy, phim Mỹ nhập vào Pháp, chiếu ở Pháp rồi mới sang Việt Nam, nên có phim chuyển âm sang tiếng Pháp, có phim nói tiếng Mỹ và có phụ đề (sous-titre) tiếng Pháp. Tên phim thì đa số bằng tiếng Pháp, dù là phim Mỹ. Phần đông các phim, dù của Pháp hay của Mỹ, đều có phụ đề Việt ngữ để khán giả có thể theo dõi. Ngoài ra, một số phim nói tiếng Pháp lại có phụ đề cả ba thứ tiếng Việt-Hoa-Anh…


Quảng cáo xi-nê trên báo trước ngày Sài Gòn sụp đổ khoảng hơn một tháng

Nói đến chuyện phụ đề Việt ngữ, tôi xin ghi lại một chuyện khá tức cười nhưng quên không nhớ đó là phim gì. Trong phim có cảnh người nữ diễn viên bồng đứa con còn ẵm ngửa, bên dưới có phụ đề: “Để em bỏ con vô nồi”. Khán giả cười ồ, dù cảnh trên màn ảnh không có gì để cười. Hóa ra những người làm phụ đề sơ xuất trong việc bỏ dấu: chữ ‘nôi’ bị biến thành ‘nồi’ thay vì “Để em bỏ con vô nôi”!

Theo tôi, phụ đề Việt ngữ là cách hay nhất giúp khán giả tiếp cận với tình tiết trong phim. Tuy nhiên, có nhiều phim vì diễn viên nói vừa nhanh vừa dài nên phụ đề cũng phải chạy chữ cho kịp khiến khán giả đọc ‘hụt hơi’, chưa hết câu này đã xuất hiện câu khác. Khổ nhất là những người đọc chậm theo kiểu… ‘bình dân học vụ’.

Sau 1975, dòng phim ‘cách mạng’ miền Bắc không thấy xuất hiện ‘phụ đề Việt ngữ’, thay vào đó là lối ‘thuyết minh’. Cứ mỗi buổi chiếu, có một nhân viên ngồi trong rạp đọc bản script bằng tiếng Việt nên mới gọi là ‘thuyết minh’. Nhiều khi ‘thuyết minh viên’ vì ‘tay nghề’ kém nên cứ đọc trước hoặc đọc sau cảnh trong phim khiến khán giả nhiều lúc chẳng hiểu phim nói gì.

Phim nói tiếng Anh được Fafilm sao lại qua băng Video và giao cho người dịch. Nhận dịch phim có nghĩa là phải nghe hết những đối thoại trong phim rồi viết lại bằng tiếng Việt để người thuyết minh đọc khi phim được trình chiếu.

Gặp những phim thuộc loại ‘ít nói’ như phim chiến tranh, phim hành động đấm đá thì công việc dịch phim tương đối dễ dàng. Ngược lại, những phim thuộc loại tình cảm ướt át, triết lý lòng thòng, người dịch phim cứ phải nghe đi nghe lại mới nắm hết ý nên tốn rất nhiều thì giờ.

Nếu may mắn, phim gốc có kèm original script, người dịch chỉ nhìn phần đối thoại trong bản tiếng Anh và cứ thế dịch ra tiếng Việt, khỏi cần xem phim cũng xong. Tuy nhiên, những trường hợp ‘ngon ăn’ ít khi nào đến tay mình. Fafilm để dành cho ‘bồ tèo’ và những người thân thiết, còn lâu mới đến lượt ‘con bà phước’!

Ngoài phụ đề Việt ngữ, xi-nê Sài Gòn xưa còn dùng hình thức chuyển âm, ngôn ngữ ngày nay gọi là ‘lồng tiếng’. Chuyển âm thường áp dụng cho những phim bình dân như loại phim ca-vũ-nhạc của Ấn Độ, sản xuất từ Bollywood.

Sang đến thời của video với các bộ phim của TVB Hồng Kông được cả một ê-kíp chuyển âm người ta mới thấy công việc khó nhọc của diễn viên lồng tiếng như thế nào nhưng khi trình chiếu trên màn ảnh tên tuổi của các diễn viên chỉ xuất hiện khoảng… 10 giây! Nổi tiếng trong loại phim được chuyển âm phải kể đến Tú Trinh với tài diễn xuất điệu nghệ từ tiếng cười, tiếng khóc cho đến những đoạn đối thoại đòi hỏi những đối thoại xuất phát từ nội tâm.

Một trong những phim tôi ‘mê’ nhất là Vertigo với các tài tử Kim Novak, James Stewart. Đạo diễn Alfred Hitchcock làm phim Vertigo theo tiểu thuyết D’Entre les Morts của tiểu thuyết gia Pháp Boileau-Narcezac, hai ông viết chung, một ông tên là Boileau, ông kia tên là Narcezac. Nhà văn Hoàng Hải Thủy đã dựa theo tiểu thuyết D’Entre les Morts để phóng tác thành truyện “Giữa những người đã chết.”


Ngôi nhà trong phim Psycho vẫn còn được giữ lại tại phim trường Universal

Hồi đó, Sài Gòn chiếu rất nhiều phim Hitchcock cho nên giới ghiền xi nê gọi chung những phim kinh dị là ‘phim Hitchcock’ dù phim không thực sự do Hitchcock đạo diễn. Trong ngôn ngữ Sài Gòn, người ta còn dùng từ ‘hít-cốc’ để diễn tả sự căng thẳng, quái đản hay nhuộm màu sắc trinh thám.

Sir Alfred Joseph Hitchcock là đạo diễn tiên phong trong nghệ thuật làm phim tâm lý – tình cảm – kinh dị. Ông khởi nghiệp từ thời làm phim câm tại Anh nhưng giai đoạn thành công nhất là kể từ khi ông chuyển đến Hollywood năm 1956.

Hitchcock đạo diễn hơn 50 bộ phim trong suốt sự nghiệp kéo dài đến 6 thập kỷ. Ông thường được coi là nhà làm phim số 1 của mọi thời đại với thể loại phim đen trắng kinh dị. Những phim nổi bật của ông phải kể đến The Man Who Knew Too Much (1956) với James Stewart và Doris Day (trong phin này Doris Day hát bài What Will Be, Will Be – Que Sera, Sera và đoạt giải Oscar âm nhạc hay nhất).

Các bộ phim North by Northwest (1959) với Cary Grant và Eve Marie Saint, Psycho (1960) với Anthony Perkins và Janet Leigh, và The Birds (1963) với Tippi Hedren và Rod Taylor cũng được coi là những thành công của Hitchcock. Sau khi làm phim Psycho với Universal, Hitchcock trụ lại với hãng phim này cho đến khi về hưu. Thật may mắn, năm 1991, tôi đã chụp được hình ảnh ngôi nhà trong phim Psycho vẫn còn được lưu giữ tại phim trường Universal ở tiểu bang California.

Có một loại phim cũng rất ăn khách với những màn nổ súng, ‘bắn chậm thì chết’. Người Sài Gòn gọi nôm na là ‘phim cao-bồi’ (cowboy), ‘phim miền Tây’ (Western Movies) với những cảnh cưỡi ngựa, bắn súng lồng trong cốt truyện ‘thiện thắng ác’, ‘anh hùng thắng gian ác’ hoặc ‘da trắng thắng da đỏ’.

Người hùng trong những phim này phải kể đến Gary Cooper, John Wayne, Clint Eastwood… trong những bộ phim miền Tây nổi tiếng như Gunfire at OK Coral và The magnificient seven (Les sept mercenaires).

Sài Gòn đã chiếu quá nhiều phim hay có tính cách kinh điển. Theo tôi, những phim dưới đây được xếp vào hạng ‘kiệt tác’ đối với dân ghiền xi-nê thời đó:
Casablanca: phim tình cảm với một mối tình đẹp giữ Rick (Humphrey Bogart) và Isla (Ingrid Bergman) trong những thời khắc của định mệnh và chiến tranh.
Gone with the wind (Cuốn theo chiều gió) với nàng Scarlet trong bối cảnh nội chiến Nam-Bắc Mỹ đã làm thổn thức bao trái tim vì cuộc tình lãng mạn qua diễn xuất của các tài tử nổi danh Vivian Leigh, Clark Gable.

Roman Holyday (Vacance Romaine – Nghỉ Hè La Mã), nàng công nương Audrey Hepburn và một phóng viên do số phận run rủi đã có những thời khắc đẹp bên nhau. Cảnh thơ mộng nhất phải kể đến cặp tình nhân chở nhau trên chiếc Vespa đi khắp Florence . Sau này, có dịp đi Ý, tôi đã đến những nơi đã quay ngoại cảnh của cuốn phim. Thật tuyệt vời!

Bác sĩ Zhivago mang chủ đề tình yêu mạnh mẽ và thơ mộng trong những tháng ngày tuyệt vọng của cuộc sống tại Nga . Đây là tác phẩm văn học của Boris Pasternak, Giải Nobel Văn Chương với các diễn viên Omar Sharif và Julie Christie. Chính quyền Nga gần đây đã cho phép xuất bản toàn bộ các tác phẩm của ông sau khi đã bị cấm đoán suốt thời kỳ Liên Bang Xô Viết.

City Lights (Ánh đèn đô thị) là một phim câm mang tính kinh điển của thời Charlie Chaplin với vai diễn độc đáo Charlot, một gã lang thang yêu một cô gái bán hoa bị mù hai mắt. Tình yêu khiến anh mạnh mẽ trong cuộc chiến vượt lên sự bần cùng. Phim câm, cười mà rơi lệ!

Love Story (Chuyện tình), phim đã đưa Ali McGraw và Ryan O’ Neal lên hàng các ngôi sao, đồng thời đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ của chủ nghĩa hiện sinh.


Brigitte Bardot

Sài Gòn trước 1975 chiếu nhiều loại phim và mỗi tài tử nổi tiếng đều có những fans hâm mộ riêng. Theo tôi, nổi nhất và có nhiều người hâm mộ nhất là cô đào sexy BB. Nữ minh tinh người Pháp, Brigitte Bardot, sinh ngày 28/9/1934, nổi tiếng từ năm 1956 qua phin Et Dieu Créa La Femme (And God Created Woman) do Roger Vadim đứng ra đạo diễn và chính ông là chồng của BB. Đạo diễn này chắc tử vi có số đào hoa, về sau ông còn kết hôn với người đẹp Jane Fonda, con gái rượu của Henry Fonda.

Trong suốt cuộc hôn nhân với BB (1953-1957) ông đã biến người phụ nữ trẻ con (child-woman) thành một hình tượng quyến rũ của phái đẹp. Những phim tiếp theo như Babette s’en va-t-en guerre (1959), La Verité (1960) đã được trình chiếu tại các rạp xi-nê Sài Gòn và lúc nào cũng đông nghẹt người đến để xem cô đào sexy, tóc vàng, ‘môi cong tớn’.

Không biết tôi có dùng đúng chữ để diễn tả cặp môi BB?

Cặp môi đó lúc nào cũng chờ đợi, mời gọi những cái hôn và chính cặp môi đó sau này trên Đà Lạt có một loại hoa hồng mang tên Brigitte Bardot.

Đã có không ít cô gái Việt vào các thập niên 50-60 lấy BB làm khuôn mẫu. Theo tôi, không thể nào có một cặp môi thứ hai, không ai có thể bắt chước được BB với cặp môi… thiên phú!

BB cũng là thần tượng của giới học sinh và sinh viên với mái tóc dài buông lơi đến quá lưng rất quyến rũ. Tóc BB lại đánh rối phiá trước nên nhiều nữ sinh hồi đó cũng bắt chước kiểu tóc này. Trường nữ trung học Trưng Vương phải tung ra chiến dịch chấn chỉnh: nữ sinh nào tóc đánh rối quá cao đều được các bà giám thị đưa vào văn phòng, bắt gỡ tóc và chải lại!

‘Quả Bom Sex’ thứ hai là Sophia Loren, cũng sinh năm 1934 như BB, nhưng lại là cô gái Ý, sống cuộc đời nghèo khổ tại Naples. Và cũng như BB, cô lấy ông chồng làm đạo diễn, Carlo Ponti, năm 1957.

Qua hai trường hợp của BB và Sophia Loren, người ta thấy ngay các kiều nữ đều có tính toán đâu ra đó. Lấy chồng đạo diễn – dù già, dù xấu trai – nhưng sẽ bảo đảm một con đường vinh quang nghệ thuật?


Sophia Loren

Những phim hay nhất của Sophia Loren phải kể đến The Pride and the Passion (1957, đóng chung với Frank Sinatra), It Started in Naples (1960, với Clark Gable) và El Cid (1961, với Charlton Heston). Năm 1961, Sophia Loren đoạt giải Oscar qua phim La Ciociara (Two Women) đến khi về già vẫn còn nhận một giải Oscar vào năm 1991.

Kiều nữ thứ ba được dân ghiền xi-nê ái mộ là Gina Lollobrigida. Phim hay nhất làm khán giả mê mẩn là Anh gù Nhà thờ Đức Bà (Notre Dame de Paris) năm 1956 với Gina trong vai người đẹp Esmeralda và Anthony Quinn trong vai anh gù Quasimodo theo truyện của Victor Hugo. Đoạn kết thật cảm động với cảnh chiếu bộ xương của anh gù và người đẹp trong tư thế ôm nhau khi màn ảnh mờ dần…

Đây cũng là phim màu đầu tiên dựa theo tiểu thuyết và sau này tôi mới biết nguyên bản của phim chỉ có 2 nhân vật chính nói tiếng Anh còn những diễn viên người Pháp đều được lồng tiếng Anh. Trong khi đó tại Sài Gòn dù xem phim Mỹ vẫn nghe tiếng Pháp. Thật tréo cẳng ngỗng giữa 3 ngôn ngữ Anh-Pháp-Việt trong thị trường điện ảnh tại Sài Gòn.

Cũng như Sophia, Gina là người Ý nhưng cô lớn hơn BB và Sophia đến 7 tuổi và xuất hiện trong hoàn cảnh thế giới còn đang ngổn ngang những đổ nát từ cuộc đại chiến lần thứ nhì. Năm 1947, Gina tham dự cuộc thi hoa hậu Ý và với nhan sắc mặn mà của một cô gái 20 tuổi, Gina đoạt giải ba.

Gina có biệt hiệu Người đàn bà đẹp nhất thế giới qua bộ phim do Ý sản xuất, La Donna Piu Bella del Mondo, năm 1955. Cô đã từng diễn xuất bên cạnh những tài tử nổi danh một thời như Humphrey Bogart (trong phim Beat the Devil), Yul Brynner (Solomon and Sheba), Burt Lancaster (Trapeze), Frank Sinatra (Never So Few)… Năm 1961, Gina xuất hiện trong Come September với Rock Hudson và đoạt Giải Cầu Vàng (Golden Globe) qua bộ phim này.

Cuộc đời tình ái của Gina cũng sôi nổi không kém cuộc đời nghệ thuật. Vào năm 2006, khi đó Gina đã 79 tuổi, bà tuyên bố sẽ kết hôn với một doanh nhân người Tây Ban Nha, Javier Rigau. Chàng Javier khi đó mới tròn 45! Họ tiết lộ đã hẹn hò với nhau từ năm… 1984 khi gặp nhau tại Monte Carlo . Cuối cùng, cuộc hôn nhân bất thành vì sức ép của dư luận và báo chí!

Vài tờ chương trình chiếu film tại miền Nam trước đây và 1 quảng cáo ca nhạc tại phòng trà….Xem cho dzui!

Tuần báo MÀN ẢNH, tờ báo chuyên viết về điện ảnh của miền Nam trước đây……

Lọt đâu vào một tờ Phụ Nữ Ngày Mai…chơi luôn

nguồn

 

Review rạp Lotte Keangnam và rạp Tháng Tám Hà Nội

Posted on

Lại tiếp tục chuyện ăn chơi Hà Nội, bữa giờ nhậu nhẹt anh em mê phim đều nói poly là đại sứ PR của rạp Legend Campuchia. Ai cần thông tin đi Cam xme phim chỉ cần hỏi poly. Thấy cũng tếu tếu nhưng nghĩ lại thì bất công với rạp phim VN quá. Nên lần này ra Hà Nội sau khi xm phim ở rạp Lotte Hà Nội thì poly nhất định phải viết về nó. Ai nói là PR thì mặc kệ nhưng theo poly thì Lotte Keangnam Hà Nội là rạp xem phim đã nhất mà poly từng được xem tại Việt Nam.\

Lotte Hà Nội nằm trên tầng 5 6 tòa nhà KeangNam Mỹ Đình. Nói đến đây phải cám ơn chú Hisashi đã cho poly mượn xe vivu vài ngày Hà Nội. Và cũng vì vậy poly nhận ra là người Hà Nội đa số sống trong trung tâm quen rồi thì phải. Khi Hà Nội mở rộng, đi đến những khu cách khỏang hơn 15p xe máy th2i ai cũng nói xa.

Khi poly nói muốn ra Lotte xem phim ai cũng nói xa xem ở Mega Vincom cho gần. Nhưng khi poly tự đi xe mới ngạc nhiên ủa vậy mà là xa sao ?  Các bạn Hà Nội mà vào Saigon chắc ko nghĩ dân Saigon có thể thường xuyên từ trung tâm đi xem phim ở Mega CT hay galaxy Tân Bình, hoặc từ Q Tân Bình  lại có thể bình thường đi xem phim ở Lotte Q7 hay Mega Cressen Mall.

Đối với dân Saigon thì đi xe máy 30p là chuyện rất bình thường như cân đường hộp sữa.

Quay trở lại Lotte Hà Nội, thật sự là ý kiến cá nhân nhưng poly cảm thấy quả thật Lotte Keangnam rất sang trọng, rộng rãi, phòng chờ thiết kế đẹp

và có nhiều kiểu phòng chờ khác nhau

tuy thiết kế không khác Lotte Q7 lắm , cũng chỉ gồm 2 tầng là 5 và 6 nhưng không gian cực kỳ  rộng. Nói chung là poly đi cũng nhiều rạp trong nước và thấy rằng Lotte Keangnam có đẳng cấp khác hẳn.

Dĩ nhiên là poly cũng có vào xem phim để test chất lượng, do không thể chụp nội phòng chiếu phim, và Lotte ko có 7.1 như Megastar hay Galaxy. Nhưng với những ai đã xem phim ở Lotte thì đều biết rằng màn ảnh của Lotte cực kỳ lớn, Megasta còn chưa có cửa so chứ nói gì đến Galaxy.

Nhắc mới chuyện bác Scotty HDVN nhà cách Lottemark Q7 500m mà đến tận gần đây đi họp báo với poly mới biết đến sự hiện hữu của Lotte Cinema Q7. Ngồi xem mà cứ giật mình và ấn tượng vì âm thanh của Lotte quá dữ.

Lối vào phòng chiếu

Chương trình giảm giá dành cho sinh viên

Nói khen là thế nhưng  cũng có 1 điều khiến poly vô cùng ngạc nhiên không nói nên lời là dù rất hiện đại, wifi miễn phí ( password lottecinemavn , dùng cho tất cả hệ thống rạp lotte HN và SG ). Nhưng trong thang máy của tòa nhà Keangnam vẫn có 1 bác security ngồi để bấm tầng cho khách. Poly không thể hiểu nổi đến giờ phút này ở 1 tòa nhà thông minh, có hướng dẫn bằng giọng nói robo ( làm poly nhớ Singapore quá chừng ) mà vẫn còn tồn tại 1 công việc như thế này . hehehe nói để bà con biết chứ poly không nhận xét gì.

Sau khi xem phim rạp Lotte KeangNam thì poly cũng có đi xem phim ở rạp Tháng 8. Poly chả nhớ địa chỉ hình như là góc ngã tư Trần Hưng Dạo gần bờ hồ thì phải.

Giá vé 55.000 cho xuất ban ngày  phim Touch-Chạm theo poly là quá ổn so với vị trí, chất lượng phòng chiếu Digital, ghế ngồi và âm thanh chất lượng cao. Có thể so sánh chất lượng của rạp Tháng 8 Hà Nội ngang ngửa với BHD Saigon.

Còn đây là máy chiếu hoạt hình 3D Max có bán tại Lăng bác. Ai đi viếng lắng bác sẽ thấy, thiệt là hiện đại không chịu nổi.

Liên hoan phim ngắn trực tuyến YxineFF 2012 chính thức khởi động

Posted on
Vừa qua Liên Hoan Phim Trực Tuyến YxineFF đã công bố poster cũng như chủ đề chính thức của năm 2012.

Đây là năm thứ 3 liên tiếp YxineFF được tổ chức, có lẽ nhiều người cũng đã biết đến nó, poly chắc không cần nói lại.
Còn nếu ai chưa biết thì vào Yxineff 2011 tham khảo để biết.

Và vào ngày 10/5/2012, clip cổ động cho Liên Hoan Phim Trực Tuyến Yxineff 2012 cũng vừa được tung ra. Poly có tham gia quay clip này nên cũng có vài tấm hình hậu trường post lên chơi.

Cùng tham gia với poly còn có nhiều bạn mê phim khác

trong đó có 2 member của HDVietnam

và 1 member của Gamevn

Và đây là clip cổ động cho YxineFF 2012


IFrame
Promo Trailer YxineFF 2012 – YouTube

Trước đó, tối 9/5 nhãn hiệu rượu Remy Martin cũng đã có 1 buổi quyên tiền để ủng hộ cho tiệc phim YxineFF 2012. Bằng cách bán đấu giá những chai rượu Remy nổi tiếng, buổi quyên góp đã mang về 15.000 USD.

Số tiền này sẽ được dùng cho việc tổ chức Liên Hoan Phim Trực Tuyến YxineFF 2012 và làm giải thưởng cho những bộ phim ngắn tham gia tranh giải .

Nói chung là năm nay YxineFF cộng tác với Blue Production của Hồng Ánh nên giải thưởng có vẻ to hơn năm ngoái nhiều. Anh em nào mê phim lẫn mê làm phim hãy nhanh tay lên nha. Hạn chót là 15/7/2012 đó.

P?S :

hình gái hot trong đêm Remy

Trang Nhung và Chung Thục Quyên

em kem sữa nhìn hot nhất mà poly quên xin số rồi hic hic

em Đoan Trang chơi màu hợp quá

lưng cong

đạo diễn Lê Bảo Trung của Gia Sư Nữ Quái

thích em bên phải hơn

vẫn thích em bên phải hơn

Trúc Diễm

chả biết em nào

chụp vì cái đó hơi lấp ló

Cưới Ngay Kẻo Lỡ (2012) : Cười Ngay Kẻo Lỡ

Posted on

Hôm nay, sau hơn 2 tuần bộ phim Cưới Ngay Kẻo Lỡ ra rạp, poly mới viết review cho phim, sau khi phim bội thu tiền vé, khán giả có rất nhiều người đã xem lại 2 3 lần. Điều này thì poly tin rằng Galaxy không nổ vì đích thân poly đã thấy khán giả kín rạp Galaxy Tân Bình ngay cả 2 tuần sau khi công chiếu. Vì poly có tham gia vào đoàn làm phim CNKL. Cùng trải qua những ngày đêm khổ cực cùng với mọi người, cùng nhìn thấy những nỗi mệt nhọc khổ cực cũng như vui vẻ sung sướng cùng đoàn phim mỗi khi hoàn tất những cảnh quay. Chính vì vậy ngay khi ngồi xem xuất đặc biệt cùng anh em crew, poly cùng cười với mọi người ở những cảnh quay mà sẽ không hề có khán giả nào cười, vì poly nhìn thấy sau cảnh quay đó những kỷ niệm không thể nào quên. Vì thế mà poly ngại viết review vào những ngày đầu vì ngại bài viết của mình không đủ khách quan. Và cũng xin nói luôn là bài viết có ít nhiều spoil, bạn nên cân nhắc

trước khi đọc.

 

Quay trở lại nội dung của bộ phim, poly xin trích dẫn stt trên FB của 1 bạn nữ làm trong chính công ty Megastar : ” Thật ngưỡng mộ những bạn tuổi trẻ và tài cao, giàu có và thành đạt, học sâu và hiểu rộng, chức lớn và quyền trọng. Nhìn người ngẫm ta, thấy mình còn thua xa, được cái an ủi thành tựu lớn nhất là ta mới lấy được chồng. ” . Đây là 1 ví dụ có thật điển hình của nhiều bạn nữ làm văn phòng với ước mơ lớn nhất là lấy được chồng giống như thành tựu trọn đời.

 

 

 

Phải mở ngoặc nói thêm là poly ko gom đũa cả nắm, sẽ có những người không nghĩ vậy. Nhưng chuyện lấy được chồng là chuyện rất quan trọng của nhiều bạn nữ VN hiện nay. Và chuyện bị ông bà già ở nhà suốt ngày nhắc chuyện chồng con cũng là lý do khiến nhiều cô gái bực bội không muốn về nhà, không muốn họp mặt đại gia đình dịp lễ lạc tết nhất. Bởi vậy nội dung CNKL theo poly nó sẽ chẳng bao giờ cũ, rồi 5 10 năm nữa nếu có ai làm phim về nó thì nó vẫn thời thượng và phù hợp. Chỉ khác là lúc đó nghề của anh nam chính dân chơi sẽ là cái gì thay thế cho nghề thợ chụp ảnh đứng đường hehehehe

 

 

Là 1 phim hài, CNKL đi theo hướng hài trần trụi và hơi tục, có khá nhiều khán giả và báo chí chê rằng nó quá phô, quá tục tĩu. Bản thân poly thì từ tước giờ đã thuộc loại thích phim nhảm nhí tục tĩu càng gái gú nhiều show hàng càng tốt. Thế nên poly xem khá nhiều những phim dạng này, nên nói thật là poly thấy phim CNKL còn quá nhẹ đô, nhẹ so với kịch bản gốc cũng như nhẹ so với nhiều phim chiếu rạp khác tại VN. Điển hình ví dụ như cái phim Jack and Jill đoạt kỷ lục mâm xôi vàng. Trong Jack and Jill còn có cảnh đi ỉa rất phản cảm y như cách gõ chữ ỉa vậy hehehehe. Nói chung là poly thấy CNKL hài tục thiệt nhưng chả có gì phô cả, cá nhân poly xem xong cứ ngẫm nghĩ thì chỉ thấy dễ thương. Vì thật ra ngắm gái đi đái cũng là 1 điều thú vị chứ nhỉ hehehehe

 

 

 

Cưới Ngay Kẻo Lỡ có câu chuyện không mới, có thể bạn sẽ thấy quen trong rất nhiều phim Mỹ, tuy nhiên kịch bản viết rất Việt Nam, và hài rất Việt Nam. Đặc biệt là thoại, 1 lần nữa Charlie Nguyễn cho thấy anh dù là VK về VN nhưng còn rành tiếng Việt và cách chơi chữ còn hơn rất nhiều đạo diễn VN rặc khác. Những cách nói đời thường, nói lái ví dụ như Cai Dù, đứng đường, cửa sổ lỗ chó thông gió, mất zin, cóc nhái ễnh ương…… được đưa vào phim rất tốt chỉ cần bật ra là có thể khiến poly cười dù rằng poly đã nghe nó ở phim trường. Cũng như cách đối đáp đấu khẩu của 2 nhân vật chính, nếu ai đã có kinh nghiệm kiểu ghét của nào trời trao của ấy , thì sẽ thấy rằng trò chơi chửi ngầm nhau rất thú vị. Cái kiểu chửi xéo nói sốc nhau của dân văn phòng lém lĩnh thông minh nếu gặp được đối thủ hoặc đối tác xứng tầm khiến cho kẻ chơi rát phấn phích hứng khởi và thú vị. Điều này poly thấy được ở 2 nhân vật chính, nhờ vào kịch bản, tình huống, thoại và cả diễn xuất của 2 diễn viên chính.

 

Và phải nói thêm là cũng như gốc gác của Charlie ( gốc Cà Mau ) mà thoại kiểu này rất miền Nam. Như 1 người bạn Hà Nội đã nói với poly là cô xem phim hiểu câu nói đó, nhưng cô không cảm được cái hài. Có thể cũng giống như 1 tình huống trong phim khi vấn đề văn hóa Bắc Nam được đưa ra trong 1 tình huống gây hài. Poly xem đoạn đó cứ đánh đùi cười phen phét nhưng cũng lo không biết các bạn phía Bắc xem có thấy dị ứng không. Nói thêm là đoạn này trong cảnh quay khá dài nhưng lên phim bị cắt ngắn, nếu mà để dài nữa chắc cũng có xung đột chứ chả chơi.

Cưới Ngay Kẻo Lỡ có cách giới thiệu 2 nhân vật chính khá thú vị, dẫu rằng bằng 1 tình huống ngẫu nhiên ( mang tính ép buộc của kịch bản ). Thông thường trong những cảnh tương tự ở những phim VN khác khán giả sẽ thấy sự gượng ép. Nhưng cách sắp xếp, quay, dựng và đặc biệt là thoại đã khiến tình huống trở nên dễ thương hơn, đời hơn khiến poly quên mất điều đó. Màu sắc tượi sáng cúa buổi sáng, dòng người ngược xuôi, tinh thần phơi phới của 1 ngày mới…… Tự nhiên đoạn này khiến poly nhớ đến 1 gái từng nói với poly là : Đàn ông mà tự tin với chiếc xe mình đang đi, thì cũng sẽ tự tin với gái…….Đúng không nhỉ anh em?

Ở đây poly cũng phải nói thêm là dù là phim hài, dù là có Thái Hòa, và đúng là mỗi lần xuất hiện thì Thái Hòa đều khiến khán giả phải cười ngất ngư, cũng vì cái duyên hài của anh đã quá lớn. Nhưng poly phải nói rằng mình rất ngạc nhiên với diễn xuất hài của Johnny Trí Nguyễn lẫn Đnh Ngọc Diệp. Ngay như cảnh chạm trán đầu tiên cả 2 cho thấy 1 sự lột xác bất ngờ. Không chỉ poly mà nhiều khán giả đều cười trước màn đối đáp chặt chém vô cùng có duyên. Trí Nguyễn thì poly xem đóng hài kịch tẻm dc cát vai nàừ hồi DVD Vân Sơn, còn Ngọc Diệp thì poly chỉ xem ẻm có 1 vai đóng hài từ 1735km chỉ cần nói 1 câu ” cho chai Ken” rất tếu. Mà lần này ẻm được cast vào vai này poly thấy hợp, dạo này đẹp mặn mòi hơn và cũng tâm lý hơn khi dạo này hơi bị thiếu thốn tình cảm, giống hình mẫu nhân vật trong phim Tiếc rằng đáng lẽ nét đẹp đàn bà của ẻm nên được đạo diễn khai thác nhiều hơn mới phải.

Tuy nhiên nói đi cũng phải nói lại, phim có nhiều cái theo poly là tiếc vì làm chưa tới được mức cần thiết. Giống như nhiều khán giả hay bài báo viết rằng, đại khái họ xem phim xong thì không đọng lại gì, họ xem mà không cảm được tình yêu của 2 nhân vật chính, họ thấy tính cách của nhân vật không hợp lý. Poly thì nhìn nhận rõ ràng hơn, thoe poly thì điều này có chút ít liên quan đến kịch bản, quay phim, dựng phim hay kinh phí cũng do thời lượng phim hạn chế. Nói thêm là tất cả chỉ là phỏng đoán của poly chứ ko liên quan gì đến ekip làm phim. Như poly đã nói ở đoạn đầu, 2 nhân vật chính được giới thiệu xuất hiện khá tốt, tuy nhiên sau đó dường như tính cách của họ không được khắc sâu rõ lắm.

Ví dụ như tay chơi phó nháy ” ghét con Duyên vì nó vô Duyên, còn gái đẹp thì thích khám phá, thích thì chơi chứ yêu chi cho khổ “. Ngoại trừ cảnh đầu tiên ( bị cắt đoạn BCS vì kiểm duyệt ) thì các đoạn sau không thấy anh ta chơi bời cỡ nào. Thật ra nếu có nhiều hình ảnh chơi bời hơn thì có lẽ khán giả sẽ có ấn tượng mạnh hơn khi có tình cảm. Còn nữ chính poly cũng thấy rằng xây dựng tài năng chưa đủ đô để thấy rằng “cô ấy có tài năng, rồi cô ấy sẽ thành công” hay cô ấy đã “chán cảnh đi về một mình, cô ấy đang khát tình “. Bằng cách nào đó nếu nhấn hơn sự kháo khát của đàn bà, có lẽ khán giả sẽ hiểu được ẩn ức của nữ chính. Sẽ hiểu được cảm giác “muốn ngủ chung ko làm gì hết trong đêm mưa”, nó sẽ khiến cho đêm mưa ấy đỡ bị phi logic ( theo ý của nhiều nữ khán giả ).

Hoặc như theo poly thấy, cả Ngọc Diệp và Trí Nguyễn đều 2 dv có hình thể đẹp. Cảnh chụp hình trên tàu đã nhắc tới vụ té ngã sông, sao không làm luôn 1 vụ Ngọc Diệp té sông và Trí Nguyễn cởi đồ bay xuống cứu. Cả 2 ướt sũng đồ bó sát lộ rõ da thịt ôm nhau giữa sông ẵm lên bờ cọ xát da thịt. Dĩ nhiên bài này quen so với phim ảnh nhưng poly nghĩ rằng nó có 1 hiệu quả cao hơn hẳn khi tạo cho cả 2 một cảm giác xác thịt mạnh mẽ để kềm chế và bộc lộ ham muốn lẫn nhau. Vì thật ra đến cái tuổi đó thì ham muốn đi trước rồi tình yêu đến sau là chuyện bình thường. Tuy nhiên đây chỉ là mong muốn của poly khi xem phim, mang ít nhiều ham muốn lẫn nhận định cá nhân. Làm được trên phim hay không hòan toàn là chuyện khác. Poly nghĩ thi viết ra thôi.

Điều cuối cùng, như nhiều lời đã nói rằng xem phim cười xong không đọng lái cái gì. Thật ra theo poly nghĩ đó là do cảm xúc của người xem chưa được đẩy lên đỉnh cao nhất, nên họ chưa cảm thấy đã, và họ nói là chưa đọng lại cái gì. Xem phim niều khiến poly biết được 1 điều là phim mà khiến dễ khán giả nhớ lâu sau khi xem là đoạn cuối khiến họ ngây ngất hạnh phúc, ngất ngay thỏa mãn. Nói như vậy có nghĩa là poly muốn nói rằng đoạn cuối chưa làm khán giả đã cho lắm. Xem phim hay, xem phim mà sau đó bần thần ngất ngây cũng giống như làm tình vậy. Nếu đối tác làm mình sướng lên đến đỉnh bảo đảm khán giả sẽ nhớ lâu hơn là làm không tới. Cưới Ngay Kẻo Lỡ theo poly có đoạn kết chưa đã, làm chưa tới, chưa đủ lâu, chưa đủ dài, chưa đủ mạnh. Quá nhanh quá gấp khiến khán giả chưa đủ thời gian để cảm thấy, chưa đủ sướng, chưa kịp vuốt ve nâng niu thì vội nói xong rồi. Cũng may còn có dựng phim hay, nhạc xuất sắc và Thái Hòa đứng đó an ủi vỗ về hehehehe. Tự nhiên đoạn đó poly nhớ có 1 phim Mỹ gì từng chiếu rạp mà đoạn cuối 2 đứa làm tình muốn sập cái giường. Nếu vậy lần 2 khán giả sẽ lên đỉnh ngay để bù lại lần đầu chưa kịp . hehehehe

Viết xong cái này thèm gái quá chời ơi .

Đạo diễn:
Charlie NguyễnKịch bản :
Charlie Nguyễn

Diễn viên :
Johnny Trí Nguyễn
Đinh Ngọc Diệp
Thái Hòa
Bích Trâm
Trâm Anh
Hoàng Phúc
Tấn Beo
Diễm My
Minh Đức
Nam Uy

Cưới ngay kẻo lỡ là câu chuyện tình cảm vô cùng hài hước của chàng trai tên Sơn (Johnny Trí Nguyễn). Do có vẻ ngoài đẹp trai, lại tài năng, giàu có và sống như dân chơi thứ thiệt, nên Sơn không coi trọng tình yêu. Tình cảm mà anh dành cho những cô gái chỉ đơn thuần là “tình một đêm”. Cho đến khi Sơn gặp Linh (Ngọc Diệp), một cô gái ranh mãnh, thì anh đã phải trả giá cho suy nghĩ đó.


Cưới Ngay Kẻo Lỡ – khởi chiếu 18/4 – YouTube

Có lẽ sau thành công quá vang dội của hai phim Để Mai Tính và Long Ruồi, đạo diễn Charlie Nguyễn đã quyết định thực hiện luôn một chùm ba (trilogy) phim tình cảm hài để đánh dấu sự bứt phá ngoạn mục của mình. Do đó, Cưới ngay kẻo lỡ rất có tiềm năng trở thành “ông vua phòng vé”, giống như hai bộ phim trước.

Phim khởi chiếu tại Galaxy Nguyễn Du, Galaxy Nguyễn Trãi, Galaxy Tân Bình và các cụm rạp Megastar, Lotte, BHD trên toàn quốc từ ngày 20/4

Liên hoan Phim Châu Âu 2012 tại Việt Nam 16-27/5/2012

Posted on
Từ ngày 16 đến 27/5/2012 sẽ diễn ra Liên hoan Phim Châu Âu tại Việt Nam. Khác với những liên hoan năm trước chỉ diễn ra tại Hà Nội và TPHCM, năm nay liên hoan phim lần đầu tiên sẽ đến Đà Nẵng.

Lịch chiếu phim như sau :

HÀ NỘI: 16-27 May 2012
Venue/Địa điểm: National Cinema Centre 87 Lang Ha
Cinema 4 / Phòng chiếu 4

HO CHI MINH CITY: 17-27 May 2012
Venue/Địa điểm: Dong Da Cinema 890 Tran Hung Dao, D.5

DA NANG: 18-27 May 2012
Venue/Địa điểm: Le Do Cinema 46 Tran Phu

Địa điểm phát vé

Xem thêm thông tin về Liên Hoan phim Châu Âu 2012 tại
Europe Days 2012

Choáng ngợp với Siêu anh hùng The Avengers ở Manila Philippines

Posted on

Trong kỳ nghỉ lễ 30/4 vừa qua, The Avengers đã mang về 11 tỷ cho nhà phát hành Megastar và dù chưa công chiếu rộng rãi trên toàn thế giới nhưng nó cũng kịp mang về cho nhà sản xuất gần 200 triệu USD. Cũng trong kỳ nghĩ lễ vừa qua poly có dịp sang Philippines ngay đúng lúc phim này Premier ở Mall off Asia Manila. Không được may mắn có vé premier tại Manila, poly chỉ chụp vài hình ảnh bên ngoài và các hoạt động cũng như sản phẩm ăn theo dịp bộ phim The avengers.

Chính vì vậy cũng xin nói trước là bài này rõ ràng là PR lộ liễu cho bộ phim The Avengers, những sản phẩm đồ chơi làm theo các nhân vật Avengers của Marvel, các rạp phim tại Manila Philippines với giá cả rõ ràng. Nên những ai không thích trò PR thì vui lòng đừng có đọc tiếp chi mất thời gian.

Còn đối với những fan của The Avengers hoặc dân mê phim thì nên đọc vì theo poly đây những những thứ mà anh em sẽ rất thích, không có điều kiện tiếp xúc trực tiếp hay mua thì thôi cứ nhìn cho đỡ thèm. Và xem để thấy thị trường điện ảnh của Philippines nó lớn thế nào, nhiều sản phẩm ra sao và quan trọng là nó quá rẻ so với những thứ y như thế được bán ở Việt Nam.

Do Việt Nam có kỳ nghỉ lễ lớn là 30/4 và 1/5 nên The Avnegers được nhà sản xuất đặc cách cho Megastar phát hành phim tại VN sớm hơn các nước khác trên thế giới, từ 27/4. Còn tại Manila Phillipines thì 28/4 mới là ngày premier. Tại Manila thì buổi premier diễn ra tại 1 rạp chính của cụm rạp SM tại Mall of Asia. Thông tin tham khảo về rạp SM Manila

http://smcinema.com/smcinema/?p=1740

Poly quan sát từ xa thì cũng có sao xẹt chụp hình thảm đỏ đèn sân khấu này nọ, và diễn ra từ 9g sáng luôn. Đồng thời tất cả các rạp khác cũng chiếu đồng loạt bán vé thoải mái. Và khán giả xếp hàng rồng rắn để mua vé xem ngay xuất premier.

Cụm 6 rạp thì 5 rạp đã chiếu Premier. Vậy mà vẫn đông nghịt hàng khán giả xếp hàng chờ .

Chỉ cần nhìn những hình ảnh đơn giản này thì chắc bà con cũng nhận thấy nhu cầu xem phim của họ rất cao, và The Avengers có một sức thu hút mãnh liệt như thế nào.

Già trẻ lớn bé chẳng cần biết có là dân chơi game hay fan điện ảnh……….Tất cả đều mê Avengers.

Và cho những ai chưa biết về  Philippines cũng như rạp chiếu phim ở đây, Philippines có đến 4 rạp IMAX 3D trong khi Việt Nam chưa có cái nào. Nghe đâu Campuchia đã chuẩn bị xây IMAX, có khi Cam có IMAX trước VN thì lúc đó dân mê phim VN nhục chẳng biết đổ đâu cho hết. hehehehe

cũng xin nói thêm là phía sau có PR giá vé xem phim cũng như giá cả các mặt hàng ăn theo phim, nên poly xin chú thích là đơn vị tiền tệ của Phil là peso, 1 peso =510VNĐ ( thời điểm 4/2012). Nên từ đây về sau bà con cứ thấy giá peso thì * với 510VND nhé

Giá vé IMAX 3D là 400p 1 vé,2 vé là 800peso. Quá sướng vì chỉ 200k mà xem dc IMAX 3D ngày cuối tuần. Trong khi tại VN thì vé 3D Dolby ở Megastar cũng mắc như vậy.

bình coca siêu cao giá chỉ 99p ( 50K), uống xong có thể dùng làm bình nước đi bộ hằng ngày

cái này phải gọi là ly cối, các bạn cứ nhìn cái hộp ống hút coca mà so sánh kích thước nha, giá 100peso

còn đây là rạp VIP của SM Manila giống như kiểu VIP của Megastar Paragon hay Lotte Charlotte Nam Saigon.

Ghế sofa giường, đặc biệt khác với VN là cấm trẻ em dưới 13t tuổi ax ax, làm poly tò mò quá. Vì như vậy tức là vào xem phim ở rạp này dù không phải phim người lớn nhưng chắc chắc khán giả được phép thực hiện những hành vi người lớn mà trẻ em dưới 13t ko được phép nhìn 🙂

Trái với những buổi  premier phim tại VN tất cả những hoạt động chỉ dành cho khách có vé mời. . Ngày premier tại trung tâm khu mua sắm Mall of Asia có 1 khu trưng bày và chụp hình, sân chơi dành cho mọi người không giới hạn ai cả.

Giới thiệu tiểu sử của các nhân vật trong The Avengers

trò bắn cung , có cả bắng súng nữa mà poly lo chơi quên chụp hình

Hình nhân to bằng người thật để mọi người chụp hình

Poly ko thể chụp toàn sân khấu có tất cả các nhận vật vì mọi người chụp rất đông canh mãi mới chụp dc tấm ko dính ai

Các vật phẩm theo phim trưng bày tại buổi premier,

đồ chơi của anh Iron Man và cây búa của Thor

cái này của Iron Man 2

cả bộ Avengers

và dĩ nhiên khi nó trưng bày và show miễn phí thì kèm theo là bán hàng,

nói thật chứ dân mê Avnegers vào đây ko biết kềm chế chỉ có nước vét sạch túi mà về thôi chứ đồ chính hãng của nó đẹp mê hồn và rẻ cũng kinh ngạc.

mấy con trên đồng giá 495p = 250k.

Poly nói rẻ là so với những đồ không rõ nguồn gốc bán ở VN, thì giá như vầy là quá rẻ

cả bộ giá 1499p= 750k

The Hulk các kiểu

dụng cụ học tập

tất cả đều là hàng chính hãng Marvel

ngoài các sản phẩm đồ chơi còn có đủ loại áo thun The Avengers

giá 350p= 175k  1 cái

chính hãng Marvel

đủ các nhân vật

có cả áo Transformers

còn đây  là áo khoác

áo khoác giá 649p = 325k. Không thể tin nổi áo Avengers chính hãng Marvel lại có thể rẻ như vậy trong khi về VN giá tăng lên hơn gấp đôi

áo Batman chính hãng DC Comic

giá 299p = 150k

khu vục áo dành cho trẻ em, màu sắc sặc sỡ hơn

cái áo đen A quá đẹp, tiếc là ko có size dành cho người lớn

dễ thương ghê

đồ cũ ăn theo

đồ Transformers trẻ em sale 10%

đồng thời ở đây cũng đang trưng bày  giới thiệu ( chưa bán ) 1 loạt các mẫu áo thun thoe game hay phim sắp phát hành

mấy cái này toàn là hàng mẫu chỉ trưng bày chưa bán

spider man đây

cũng là 1 chiêu PR cho phim sắp chiếu

mấy cái vòng đeo tay nhựa chuẩn bị cho Batman The Dark Knight Rise, cho đủ độ tuổi từ kid tới teen…

không chỉ trong các rạp chiếu phim hay siêu thị lớn, The Avnegers được quảng bá và bán các sản phẩm ăn theo ở khắp mọi nơi, trong các siêu thị tiện dụng 24/24

máy bán nước tự động

1 ly nước lớn có in hình Avengers giá chỉ 25p= 13k. Qủang cáo tận mọi ngõ ngách, vậy mới thấy vì sao doanh thu bán vé ở nước họ cao đồng thời các sản phẩm ăn theo cũng mang về 1 nguồn lợi nhuận đáng kể.

Bonus :

ở Manila có thể dễ dàng mua phim porn ở khắp nơi

 

Còn KS thì có kenh phim porn riêng chiếu 24/24 xem mệt cả người hehehe

Thái Hòa và 3 kỷ niệm Để Mai Tính Long Ruồi Cưới Ngay Kẻo Lỡ

Posted on

Những chuyện hậu trường “cười ra nước mắt” từ “Để mai tính” đến “Long Ruồi” và gần đây nhất là “Cưới ngay kẻo lỡ” được Thái Hòa chia sẻ chân thành.

Vụt sáng trên màn ảnh rộng với nhân vật “chị” Hội trong phim Để mai tính, sau đó lại tiếp tục gây bão với vai diễn đại ca Long Ruồi, Thái Hòa nghiễm nhiên trở thành ngôi sao hạng A trong làng điện ảnh Việt Nam. Đến mức trong bộ phim tình cảm hài thứ 3 cộng tác với đạo diễn Charlie Nguyễn, nhân vật phụ của Thái Hòa có lẽ còn được khán giả chờ đợi nhiều hơn cả 2 diễn viên chính Johnny Trí Nguyễn và Đinh Ngọc Diệp. Chúng tớ đã có dịp trao đổi cùng Thái Hòa, điểm lại những điều đáng nhớ nhất qua 3 bộ phim của đạo diễn Charlie Nguyễn mà anh từng tham gia.
“Bóng” chân thật trong “Để mai tính”
Chia sẻ về thành công của nhân vật chị Hội, Thái Hòa nói rằng: ban đầu lúc nhận vai, anh không biết phải thể hiện nhân vật “bóng lộ” này như thế nào. Vì đã có rất nhiều diễn viên Việt Nam thể hiện kiểu nhân vật này trên màn ảnh nhưng kém duyên. Để tránh đi vào vết xe đổ của những người đi trước, anh ấy quyết định xây dựng nhân vật này theo một hình mẫu có thật ngoài đời. Đó chính là một người bạn Singapore của anh làm nghề stylist, tên Tino.
Tất cả cách ăn mặc, cử chỉ giao tiếp, thể hiện cảm xúc… của người bạn này đều được anh ghi nhớ và “bưng” gần như 100% vào nhân vật chị Hội. Thái Hòa tâm sự, có một câu nói rất quan trọng của Tino đã giúp anh tạo ra được nhân vật chị Hội chân thật đến như thế. Tino đã tâm sự với anh rằng: “Để đóng “bóng” chân thật, mày phải luôn nhớ rằng mày có dzú”. Đó chính là điều mà Thái Hòa luôn nhớ khi diễn xuất trong Để mai tính.
Kìm nén nỗi đau cha mất để hoàn thành cảnh quay
Đến Long Ruồi, trong quá trình quay phim, anh đã gặp phải khó khăn tinh thần to lớn. Trong những ngày đầu, cha anh phải vào viện và được tiên liệu rất nguy kịch. Những ngày này, hễ quay xong là anh lại chạy vào bệnh viện để túc trực bên giường bệnh. Trong số các con, Thái Hòa lúc nhỏ là đứa phá phách làm cha buồn nhất nhưng khi lớn lên, anh lại là người khiến ông hãnh diện nhất.
Trong một ngày đang quay cảnh anh và Tina Tình đùa giỡn đập gối trong phòng ngủ, Thái Hòa đột ngột nhận được tin cha mất. Nhưng anh không báo cho ai biết, giấu nỗi đau trong lòng và vẫn quay như bình thường. Khi cả đoàn phim biết chuyện, anh yêu cầu mọi người tiếp tục làm việc để hoàn tất lịch quay theo kế hoạch. Không ai thuyết phục được Thái Hòa và công việc vẫn tiếp tục. Nhưng cuối cùng, một điều đã khiến anh gục ngã: đó chính là trong một khoảnh khắc đối mặt với nữ diễn viên Tina Tình, cảm nhận được nỗi đau mà bạn diễn đang kìm nén để không ảnh hưởng đến mọi người, chị ấy đã ôm chầm lấy anh và òa khóc nức nở. Đến lúc đó, cả đoàn cũng quyết định ngừng quay ngay lập tức để Thái Hòa về với gia đình.
Anh là người con cha tự hào nhất.
Chạy đua để “Cưới ngay kẻo lỡ”
Lần thứ 3 hợp tác với Charlie Nguyễn trong Cưới ngay kẻo lỡ, Thái Hòa vui đùa nói rằng lúc quay phim này anh cũng phải chạy đua để Cưới ngay kẻo lỡ thật. Vì đây chính là khoảng thời gian anh chuẩn bị cưới vợ sau 4 năm quen nhau. Ngày mà gia đình anh qua chào hỏi gia đình vợ được Thái Hòa sắp xếp và chọn ngày quay rảnh nhất. Tuy nhiên làm phim thì không thể nào chắc chắn đúng lịch 100% mà còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan. Thành ra hôm đó, dù cảnh quay của anh rất ít, nhưng đã gần đến giờ hẹn của hai gia đình mà quay vẫn chưa xong. Khổ nỗi, cảnh quay này không thể dời lại vì nếu quay không kịp thì sẽ phá hỏng nhiều cảnh quay trước rất tốn kém. Lòng Thái Hòa nóng như lửa đốt vì đây là chuyện lớn. Không khí cả đoàn lúc này cứ như một bộ phim hành động nghẹt thở, thời gian tính từng phút từng giây, ai cũng cố gắng thực hiện tốt nhất phần việc của mình để Thái Hòa quay xong. Và khi tiếng hô “Good take” của đạo diễn Charlie Nguyễn vang lên thì mọi người như vỡ òa.
Đám cưới của “chị Hội”
Khi Thái Hòa từ phim trường chạy về ra mắt nhà vợ là 18 giờ 28 phút trong khi giờ hẹn là 19 giờ. Anh bắt taxi nhưng đường kẹt kín mít. Ngồi trong xe mà điện thoại réo liên tục, giọng nói của vợ sắp cưới “Sao anh chưa tới?” gần như sắp òa khóc, Thái Hòa nhủ thầm chắc phải bỏ xe xuống đi bộ. May mắn, người tài xế biết anh có chuyện quan trọng nên quyết định trổ tài lái lụa giúp anh. Cuối cùng, Thái Hòa có mặt trước cổng nhà vợ sắp cưới đúng 19 giờ kém 4 phút, kể cả thời gian thay đồ trên xe.
Vợ chồng anh Thái Hòa cũng phải “cưới ngay kẻo lỡ” đấy.
Những kỷ niệm hậu trường sẽ còn rất nhiều phía trước với Thái Hòa khi anh đang khá đắt show. Sắp tới Thái Hòa sẽ tham gia nhiều dự án điện ảnh khác, trong đó có thể kể đến Lấy chồng người ta của đạo diễn Lưu Huỳnh. Ngoài ra, anh cũng sẽ tham gia một phim hoạt hình có người đóng của đạo diễn Minh Dofilm với “đối thủ” Thành Lộc.
Phim mới của Thái Hòa và nghệ sĩ Thành Lộc.
http://kenh14.vn/c63/20120426062253163/nu-hoang-phong-ve-thai-hoa-va-nhung-chuyen-chua-bao-gio-ke.chn