Đã xem được TDKR rồi, thấy quá hay đáng để viết review nhưng ngại ngần đêm đầu tiên không viết. Ngại ngần vì có lẽ bài review của poly sẽ không nói nhiều về phim vì sợ spoil, ngại ngần vì cảm giác xem phim xong quá buồn chứ chẳng thấy vui vẻ hưng phấn gì cả. KHông phải vì phim không hay, mà bởi vì phim quá hay nên mới buồn. Bởi vậy nói trước với các bạn bài review sẽ không nói nhiều về phim và chỉ nói vể cảm giác của poly sau khi xem phim xong.

Nói về nội dung thì thật ra TDKR cũng bình thường theo motip phim anh hùng trước giờ. Có 1 thằng điên muốn quậy thành phố đông dân cư, và anh hùng ra tay cứu thế giới. Chấm hết. Poly nói cho vui châm biếm vậy mà nhiều người cũng hay tưởng thiệt, cứ nói phim anh hùng nào nội dung cũng giống nhau coi chi mệt. Xem phim là xem cách người ta kể câu chuyện như thế nào, chứ nội dung thật sự thì chẳng có gì khác nhau lắm đâu các bạn ơi.

TDKR dài gần 3 tiếng, và cũng có lẽ đây là bộ phim khiến nhiều khán giả nam giới ghiền phim xem xong phải khóc, ít nhất là những người poly biết. Có thể họ có nhiều lý do để khóc, vì phim quá hay, và câu chuyện xúc động, cách kể chuyện độc đáo, phải chia tay ekip đã làm nên bộ 3 tập batman quá đỉnh….. Riêng poly thì chả khóc, mặc dù poly không ngại thú nhận rằng xem nhiều phim hay khác poly có thể khóc. Nhưng TDKR chỉ khiến poly rất buồn, nỗi buồn dai dẳng không dứt được vì thấy trong đó có những thứ giống cuộc sống của mình. Dĩ nhiên poly không dám so sánh bản thân mình với batman, chỉ là những chi tiết, những tình huống, những khó khăn mà cuộc đời mang đến cho mỗi con người, trong đó có poly.

Câu chuyện của TDKR là 8 năm sau khi 2 face chết, Batman phải nhận trách nhiệm về cái chết này, ẩn dật, bỏ nghề về nhà vui thú điền viên. Có thể nhiều người thấy đoạn này rất bình thường với những lời lẽ kêu gọi sáo rỗng của người quản gia. Nhưng riêng poly thấy đồng cảm vô cùng. Nhắc lại lần nữa là poly không có ý so sánh bản thân mình với batman. Poly chỉ thấy đồng cảm trong những hành động và hoàn cảnh tâm lý của nhân vật batman trong phim. Poly cũng từng gặp nhiều lần nghe những lời khuyên rằng ” mày bỏ mẹ nó đi, lo thân mày trước chứ lo chuyện bao đồng làm cái gì, mày được cái gì mà cần phài hy sinh như vậy, có ai biết ơn mày. Khi cần thì nó xun xoe nhờ cái này vả cái kia, viết cái này dùm em chụp cái này dùm em, máy anh quay được không quay dùm em, viết cái kia dùm phim của em. Rồi sao, xong việc nó đá đít mày như chưa từng quen, chưa từng gặp, có chuyện gì thì tên của mày lãnh đủ…..” Bởi vậy poly hiểu cảm giác của người thân hay của chính Bruce khi chán nản chỉ muốn ở nhà vui thú điền viên kệ mẹ XH. Bởi vì hình như bản chất XH con người là bầy đàn, khi nào lợi dụng được thì còn lợi dụng, hết rồi thì bợp tai đá đít. Poly trải qua rồi nên nhìn thấy mà hiểu, có lẽ đó chính là 1 trong những yếu tố khiến bộ 3 TDK hay. Vì nó không phải là một phim cổ vũ siêu anh hùng, mà nó là một phim về những tâm lý bất ổn mà siêu anh hùng phải đối mặt.

Batman phải chịu đựng một áp lực vô hình trên vai. Khi XH yên ổn thì chẳng ai nhớ đến, nhưng khi có chuyện thì cảnh sát tốt nhờ giúp đỡ, cảnh sát xấu thì đuổi bắt, người dân thì mong chờ cứu tinh. Nếu thay đổi trong một tình huống khác, ví dụ như ngay chính đạo diễn Nolan. Tự dưng áp lực từ khán giả, từ giới phê bình, từ chính những đồng nghiệp mong chờ một bộ phim TDKR phải hay hơn TDK trước đó. Thì poly hiểu rằng tại sao Nolan muốn chấm dứt không tiếp tục làm seri này nữa và dừng ở đây. Khi xem những thước phim mà Bruce tìm người để trao lại lò nguyên cứu, poly nhận ra được điều đó. Hình như ai hay cái gì rồi cũng sẽ chán nản những thứ quá phù du. Có thể người ngoài sẽ thấy sự nổi tiếng là hạnh phúc. Nhưng nổi tiếng rồi thì được cái gì, không cái gì là còn của riêng mình nửa. Lúc đó bạn sẽ bị soi mói đến từng chân tơ kẻ tóc, ăn gì uống gì đi ị ở đâu cũng bị dòm ngó nhận xét. Nổi tiếng mà không còn được làm những gì mình thích, mất đi cả tự do, thì liệu đó có còn là hạnh phúc. Viết đến đây lan man chút đến mod khanhi của HDVietnam, từ bỏ mà được hạnh phúc thì em cứ mạnh dạn từ bỏ. Vì không ai sống dùm cuộc sống của mình được.

Nói chuyện từ bỏ, thì lại nói sau khi xem phim, nhiều người nói rằng mọi chuyện cũng bắt đầu từ gái. Nếu không vì gái thì chẳng có chuyện gì, sao anh kia lại hy sinh vì gái đến như thế. Ở đây có 2 chuyện poly muốn nói. 1 là dường như bất cứ phim giải trí hành động nào đều có màn anh hùng xả thân cứu gái, người yêu. Nói như mấy bạn kia thì nó trở thành phim hài tình huống:” Nhân vật phản diện bắt cóc gái uy hiếp trai, xong trai nói thôi mày bắn bỏ mẹ con kia đi dùm để 1 công 2 chuyện tao nhân tiện kiếm luôn con khác hehehe “. Nếu vậy thì chả còn gì là phim nữa hehehehe.

Tuy rằng câu trước poly đùa vui cười hehehehe như thế, nhưng nói thật rằng chuyện đó cũng khiến poly buồn. Nghe mẫu thuẫn nhỉ, nhưng chính poly cũng là kẻ tập cho mình thói quen hay từ bỏ. Ngày xưa poly cũng giống như những bạn trên, sau khi xem phim cũng hay tự đặt câu hỏi. Sao anh hùng lại phải đi cứu mỹ nhân, sao ko bỏ mặc mỹ nhân cho nó chết rồi anh hùng đi tìm mỹ nhân khác thay thế có phải nhanh và dễ hơn không. Lúc đó chả ai nói cho poly biết làm anh hùng thì không nên làm thế, anh hùng là phải cứu mỹ nhân. Nếu không cứu mỹ nhân thì không phải là anh hùng. Tuy nhiên nếu đi cứu nhầm mỹ nhân thì người ta không gọi là người hùng mà gọi là thằng khùng hehehe.

Viết đi viết lại nãy giờ lòng vòng và lan man quá nhỉ, chẳng nhắc gì đến chi tiết trong phim là mấy. TDKR theo poly thì chẳng phải là một đột phá gì ghê gớm, ngay cả TDK poly cũng đánh giá như thế. Bộ 3 TDK poly thấy hay vì nó làm phim về một siêu anh hùng mà khán giả như poly xem thấy mình trong đó. Thấy rằng mỗi con người chúng ta đều có thể là người hùng trong chính hoàn cảnh cuộc sống của mình. Mà chính vì vậy poly xem xong lại thấy buồn ghê gớm. Bởi vì XH ngày nay người hùng thì ít mà thằng khùng thì nhiều.

P/S :
phần cuối của TDKR poly thích dựng thành after credit hơn là để như thế.