Hôm nay FB nhắc lại hình này, cũng vì có người vào com rằng giờ có người trả cho bts 100k/ngày, tức là 3tr/tháng. Làm poly nhớ 1 thời mình nhận làm Bts cho phim với mức lương chỉ 2tr/ tháng mà còn phải tự lo thiết bị. Không phải phim trong hình nha, mà là thời poly khởi nghiệp theo phim tầm 2009 2010 thì phải.
Đầu tiên, giống như 1 cái com của bạn gì thắc mắc, là mức lương, cũng như poly nói về mức lương đầu tiên poly nhận khi bước vào nghề bts là 2 tr / 1 tháng. Các bạn nên nhớ rằng nếu bạn đã đồng ý với mức lương thế nào, đồng ý đặt bút ký hợp đồng là xong. Xong thì đừng bao giờ thắc mắc về lương bổng rẻ thấp nữa, mà chỉ luôn nhớ phải làm tốt nhất phần việc của mình. Bởi vì khi bạn đã đồng ý lương rồi mà sau này thắc mắc hay kể lể vì lương thấp nên bla bla…….. là bạn sai mẹ rồi, hợp đồng giấy trắng mực đen rõ ràng, ko bị đuổi không trả lương là may rồi. Còn làm xong mà còn đi chê bai lương thấp với người khác thì những người khác cũng nên nhận ra mình mà thuê thằng này xong nó cũng chê mình trả lương thấp y chang vậy. Nên người biết việc, nếu thấy minh xứng đáng thế nào thì deal lương từ đầu, được thì làm không được thì thôi. Có ai dí súng vô đầu bắt bạn ký đâu mà sau này trách móc, có trách thì tự trách mình ngu hoặc bất tài vô dụng quá để người ta chỉ trả lương nhiêu đó. Hoặc như poly thời gian đầu chấp nhận mức lương 2tr/ 1 tháng là để có cơ hội đi làm phim.
Kế tiếp, như poly đã nói ở trên, ít khi nào các photo tài năng chịu nhận làm bts vì quá khổ cực mà lương thấp so với công sức bỏ ra. Nên hiện tại đa số các phim vn sử dụng các photo mới vào nghề để làm bts, hoặc các sv điện ảnh mới ra trường xin đi theo đoàn phim để lấy kinh nghiệm phim trường, vừa tiết kiệm chi phí cho đoàn phim. Điều này có thể khó nghe với các ngành nghề khác sử dụng photo nhưng bình thường trong các đoàn phim. Điều này có thể dẫn tới chất lượng sản phẩm hậu trường không tốt , không đúng ý của pr marketing. Bởi vì đa số những người này chỉ coi bts là bến tạm, bậc thang để đi tiếp trên con đường điện ảnh. Tuy nhiên vẫn có những người dù chỉ là bến tạm nhưng vẫn làm việc bts rất có tâm như đạo diễn Phan Xine làm bts cho phim Cưới Ngay Kẻo Lỡ, Danny Đỗ làm bts Âm Mưu Giày Gót Nhọn……
Cuối cùng, trong bài viết này, poly muốn nói về chính những người đã đang và muốn làm nghề bts cho phim tại vn. Theo poly hiện thật sự chỉ có chưa đến 1 bàn tay số người làm bts chuyên nghiệp và có tâm tại Việt Nam. Ngoài ra, có vài bậc tiền bối mà poly kính trọng vì làm hậu trường phim từ thời mì ăn liền. Nay tuổi cao sức yếu thỉnh thoảng xuất hiện trong các sự kiện phim poly dù không quen biết vẫn cúi chào. Còn những người có tên tuổi trong làng bts, thường thì họ có mức giá cố định xứng đáng với khả năng bts phim của họ. Những người này poly không bàn đến vì họ đã quá chuyên nghiệp không còn gì để nói. Còn nhiều chuyện để nói là dành cho những bạn muốn, sắp và vừa vào nghề bts phim. Hậu trường bts phim không giống như chụp ảnh studio hay event mà muốn tính lương theo giờ. Đồng thời nếu bạn làm studio hay đắt show event thì poly cũng khuyên đừng làm bts chi cho khổ. Nhưng hôm trước ngồi cafe với 1 bạn photo thì poly nghe nói photo event giờ cũng bị ép giá và phá giá dữ lắm. Gì mà đi Cinetour nguyên buổi tối 5h mấy rạp xa nhau , tự lo xăng xe máy móc, chụp mấy trăm tấm mà 300k. Vậy mà có người 100k cũng nhận, vì chụp event có vẻ dễ, môi trường lại vui, máy lạnh phà phà lại có người đẹp khắp nơi. Chung quy cũng do giá máy rẻ quá nên ai cũng nhận làm photo được, nên đành chấp nhận phá giá giảm chất lượng thôi.
Còn những bạn muốn vào nghề bts, phải chuẩn bị tinh thần là khó khăn gian khổ xa nhà phơi nắng phơi gió, làm hơn 12h 1 ngày… Nhưng bù lại bạn sẽ học được rất nhiều thứ giúp ích cho nghề hình ảnh của bạn sau này. Cũng như bạn có thêm rất nhiều mới quan hệ tốt mà nếu muốn đi làm phim hay tvc hay vào showbiz. Nhưng rất tiếc không có nhiều người hiểu được chuyện này. Ngoài những người xin làm bts để học hỏi, phát huy sở thích làm phim, thì cũng có những người chỉ xem đây là cơ hội để gặp gỡ dv chụp hình up fb, có người nhận làm bts để có cơ hội theo đoàn phim để làm diễn viên… Nên có những người bts mà độ K không biết, không biết xài flash trong tình huống nào, hoặc cứ thấy tối là tăng iso…..Và điều quan trọng nhất không biết mình cần chụp cái gì khi đảm nhận bts cho phim, tưởng chụp bts là chụp hậu truong lúc diễn viên ăn uống ngủ nghỉ, tạo dáng kỷ niệm. Vì gần đây poly có nghe kể 1 bộ phim Việt Nam đình đám mà người chụp bts tệ đến mức ekip pr phải đi xin hình hậu trường chụp chơi của các ekip khác trong đoàn để về làm teaser poster. Nhưng chung quy cuối cùng cũng do lỗi của sản xuất hoặc trưởng nhóm. Và thú nhận là bản thân poly cũng có vài kinh nghiệm đau thương chứ không phải là vô tội.
Vài dòng vậy thôi, cũng dài quá rồi, hẹn lần sau viết tiếp chuyện bts bị quỵt lương ra sao.
Anh Poly viết chuyện “bts bị quỵt lương” đi ạ, em hóng lắm 🙂