RSS Feed

MẸ CHỒNG : Khi GÁI ÁC được tôn vinh trên màn ảnh VIỆT

Posted on

Hôm nay poly đã mua vé xem phim Mẹ Chồng tại Galaxy Phạm Văn Chí Q6, phải nói là chất lượng rạp này quá tốt so với những rạp Galaxy poly đã xem. Và lại lần nữa, chỉ cần có thẻ member là có thể mua vé giá 45k kể cả thứ 6 cuối tuần. Cũng chính vì lý do giá vé đồng loạt giảm còn 45k tại khá nhiều cụm rạp. nên mặc dù đã chiếu gần 1 tháng, số lượng vé bán ra gần 1,5tr vé. Nhưng bộ phim Cô Ba Saigon cũng mới chỉ đạt doanh thu ngang với Tấm Cám. Dù Cô Ba Saigon được CGV nhận chiếu, còn Tấm Cám thì không.

Image may contain: 5 people

Quay trở lại với phim Mẹ Chồng, bài viết này sẽ không viết như 1 bài review phim, bởi vì sau khi xem xong poly lại có nhiều cảm xúc trên phương diện của 1 người có đi làm phim nhiều hơn là 1 khán giả. Nên ai muốn đọc 1 bài review thì nên cân nhắc, và ai chưa xem phim cũng nên cân nhắc trước khi đọc. Vì bài viết này chê nhiều hơn khen, và có cả tiết lộ nội dung chính của phim.

Nếu ai mê phim, xem phim nhiều, hoặc ít nhiều có liên quan phim ảnh đều biết rằng câu chuyện chung của các bộ phim điện ảnh là kể 1 câu chuyện của 1 hay nhiều nhân vật trải qua 1 quá trình (không gian hay thời gian) để thực hiện 1 mục đích, và trong quá trình này đồng thời là sự thay đổi của nhân vật đó để hoàn thiện bản thân mình, để thay đổi cuộc sống mình trở nên hạnh phúc như mình mong muốn.

https://media.thethaovanhoa.vn/Upload/IE8OR1fIcInKqsca80vZxw/files/2017/11/Me%20cvhong/MC.jpg

 

Tuy nhiên, ở bộ phim Mẹ Chồng, xem xong poly chỉ biết ngồi thừ ra kinh ngạc vì lần đầu tiên có 1 bộ phim giải trí Việt Nam mà khán giả bị buộc đi theo góc nhìn của 1 nhân vật phản diện, từ đầu đến cuối phim. Cho những ai chưa biết, thì Mẹ Chồng là câu chuyện về cô Ba Trân, sinh ra trong gia đình có truyền thống bán thuốc Đông y, về làm dâu nhà người ta. Rồi từ khi sinh ra con trai nối dõi, cũng là lúc chồng mất, Ba Trân trở thành 1 mẹ chồng tàn ác từ đầu đến cuối phim không hề thay đổi…..

https://vcdn-giaitri.vnecdn.net/2017/09/26/me-chong-3-1506409492_680x0.jpg

Vậy nên sau khi xem xong có rất nhiều khán giả vô cùng hoang mang vì điều này. Ví dụ : “”Phim Mẹ Chồng, cảm động có, căng thẳng có, kịch tính có thừa. Nhưng mà, cuối cùng mục đích của câu chuyện là gì? Thông điệp là gì? Không hiểu. Cả phim tạo cảm giác tiêu cực dễ sợ, tưởng đâu kết phim sẽ có ánh sáng cuối đường hầm cho đời tươi sáng xíu. Lầm 😂 “. Có bạn nữ thì viết stt rằng chời ơi cũng có con trai, sau này làm mẹ chồng làm sao dám uống trà con dâu pha đây.

https://znews-photo-td.zadn.vn/w660/Uploaded/spuocaw/2017_08_29/IMG_3643.jpg

Đó là ý kiến của những khán giả bình thường, đơn giản chỉ thấy câu chuyện khác các phim giải trí khác, kết thúc không có hậu, sao kẻ ác không bị trửng phạt, sao trong phim nữ nhân vật nào cũng ác, mà ác không có lý do rõ ràng nữa. Còn poly nhìn thấy vấn đề của bộ phim nằm ở chỗ khác. Mỗi khi poly có dịp ngồi cùng nghe các biên kịch lẫn đạo diễn bàn bạc để viết kịch bản từ ý tưởng câu chuyện. Thì luôn luôn có 1 giai đoạn phải phác thảo ra nhân vật, như xuất thân của nhân vật đó, động cơ của anh ấy là gì, vì sao anh ấy lại tàn ác, vì sao cô ấy lại thánh thiện, và trong quá trình của bộ phim, anh ấy và cô ấy đã nhận ra điều gì và thay đổi ra sao. Để cuối cùng, khán giả bị thuyết phục vì sao phải yêu thương anh ấy hay căm ghét cô ấy.

https://znews-photo-td.zadn.vn/w660/Uploaded/spuocaw/2017_08_29/IMG_1545min.JPG

Cô Ba Trân – Thanh Hằng trong Mẹ Chồng, xuất thân con nhà gia giáo mà về nhà chồng, mất đứa con đầu lòng. Xong bị bà già chồng chửi cho mấy câu, tát mấy cái. Nên ghim trong lòng, bắt đầu chơi bùa ngãi, rồi cho đến lúc bà già lên cơn co giật đột quỵ Ba Trân không cứu, vì nhớ lại những lời chửi cũ. Và Ba Trân từ đây, bộc lộ bản tính độc ác mà trước nay dấu kín vì gia giáo. Nhưng khổ thay, những nhà làm phim Mẹ Chồng lại chọn đứng bên nhân vật phản diện. Cho dù Ba Trân có dùng thân xác để ngoại tình, dùng bùa ngải để dụ dỗ đàn ông, thì khán giả luôn bị ép để thương cảm, và tha thứ cho Ba Trân. Trong khi Ba Tran lại không còn động cơ để độc ác. Vì sao 1 đứa con dâu đã có thể lấy hết gia sản của gia đình chồng, còn phải ép mẹ chồng uống trà độc mỗi ngày chỉ để lấy nốt vật gia bảo của gia đình. Trong khi vật gia bảo chỉ cất trong cái hộp gỗ để trên bàn ? Tại sao quyền lực như vậy rồi còn phải tốn công bí mật ngoại tình rồi hạ sát người tình. Và còn rất nhiều câu hỏi tại sao khác nữa nếu người xem có biết chút ít về kịch bản, về phân công nhân vật……

https://znews-photo-td.zadn.vn/w820/Uploaded/spuocaw/2017_11_02/IMG_9664zing_zing.JPG

Nhưng nhà làm phim Mẹ Chồng đã quá giỏi khi nhấn mạnh vào các tình tiết gay cấn, hồi hộp, xúc động để lấy cảm xúc khán giả. Khoả lấp những câu hỏi tại sao đó bằng những khung hình chăm chút, quay phim đẹp, bối cảnh xưa cũ của nhà cổ ông Hai Thái Nha Trang, phục trang cầu kỳ như cung đình, âm nhạc đầu tư chăm chút, và đặc biệt là dàn diễn viên nữ toàn những gương mặt vedette sáng giá nhất hiện nay. À, nhắc về phục trang nói luôn, phục trang của Mẹ Chồng cũng do nhà thiết kế Thủy Nguyễn đảm trách. Nhưng trong phim Cô ba saigon, trang phục của Thuỷ Nguyễn đóng góp vào câu chuyện và đồng hành cùng với nó. Còn trong Mẹ Chồng, phục trang của các nhân vật trở nên quá lố so với câu chuyện và bối cảnh. Sẽ có người nói rằng đây là phim giả tưởng. Nhưng trong phim chỉ có câu chuyện là giả định, còn vùng đất Đại Điền vẫn là ở Việt Nam thời khoảng 1950.

https://vcdn-giaitri.vnecdn.net/2017/09/26/me-chong-2-1-1506409491_680x0.jpg

Nói chung là về mặt tổng thể , tất cả mọi thứ trong phim đều ổn, chỉ có kịch bản là bất ổn. Kịch bản phim Mẹ Chồng poly không biết cao trào hồi nào ra hồi nào luôn. Các bạn đừng nhầm cao trào với tình tiết gây cấn nhé. Ví dụ như vụ mồi chài và hạ sát người tình, rất gay cấn nhưng poly không hiểu để làm gì trong cả câu chuyện. Vì Ba Trân nắm cả đại điền thì sợ gì đứa con dâu chân ướt chân ráo mới về. Chắc là để nhấn mạnh sự tàn ác của Mẹ Chồng, giống như góa phụ áo đen ? Ngủ xong là giết luôn người tình ? Nhưng vậy thì sao khúc cuối là có đoạn như điếu văn thương cảm, khi nói rằng mẹ chồng nào cũng từng là nàng dâu. Và tất cả các nhân vật khác cũng vậy, ai đã xem phim rồi thì có thấy nhân vật nào có sự thay đổi trong nhận thức hay tâm tính không, có tốt lên không ? Không hề mà còn trở nên ác hơn so với thuở ngây thơ về nhà chồng. Và cuối cùng cả đám chết sạch và tiếp tục có 1 mẹ chồng version 2.

https://cdn.tuoitre.vn/2017/img9638-1512032546627.jpg

Vì vậy, dù có rất nhiều khán giả thích Mẹ Chồng, vì cái gì cũng đẹp, cái gì cũng sang. Nhưng thật sự nếu trên phương diện khán giả với những cảm xúc sau khi xem phim này, poly thành thật khuyên các bạn nên cân nhắc nếu muốn rủ người lớn đi xem phim này, nhất là các nàng dâu càng tránh rủ mẹ chồng. Còn các cặp yêu nhau đi xem thì cũng nên chuẩn bị tinh thần, vì xem xong sẽ lẩn quẩn trong đầu các câu hỏi như có nên cưới không, ba mẹ bên đó khó hay dễ, có đặt nặng chuyện cháu trai cháu gái không. Rồi ông bà nội ngoại có ai mê tín dị đoan, quá tin bói toán không. Vì ngay lúc này lại có vụ bà nội và cháu bé 20 ngày tuổi nữa. Nói chung xem phim này xong chả giải trí tý nào vì dù NC 16 cấm trẻ em dứơi 16 tuổi mà lại cắt hết cảnh nóng không như quảng cáo. Ai chưa biết vụ NC16 mà vẫn bị cắt thì đọc ở đây
https://anhpoly.wordpress.com/2017/11/25/phim-me-chong-canh-nong-cam-tre-em-da-duoc-pr-nhu-the/

https://kenh14cdn.com/2017/screen-shot-2017-11-21-at-100045-am-1511233660902-1512043112604.png

Xem xong bước ra khỏi rạp lại lẩn quẩn câu hỏi sao biên kịch lại căm thù phụ nữ Việt đến mức như vậy. Vì đàn ông trong phim, dù có hành động sai sao đi nữa thì động cơ vẫn tốt. hehehe

About anhpoly

Sống và làm những gì mình thích

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

%d bloggers like this: