Hôm nay mới rảnh để viết tiếp về sự cố phim này, cũng là ngày nhà sản xuất tuyên bố ngừng chiếu phim, chứ phim chưa bị cấm chiếu. Chỉ là Cục Điện Ảnh rà soát lại quá trình cấp phép phát hành phim. Nhân đây, cũng vì nhiều bạn hỏi quan điểm của poly về sự cố này, nên trước khi vào nội dung chính poly nói rõ luôn. Poly sẽ không review phim này, ko nói chuyện nó hay dở ra sao, không nói nó là phim nghệ thuật hay gì gì. Cũng do biết vài chuyện linh tinh trong quá trình phim quay, nên poly cũng không kêu gọi ai mua vé xem phim ủng hộ như nhiều phim Việt khác. Vì sao ?
Vì dù là 1 phim tốt nghiệp nhưng kinh phí hơn cả con số công bố là 28 tỷ đồng. Nhưng kinh phí khủng này không phải từ 1 nhà đầu tư nào cả, mà từ 1 gia thế nhiều quyền lực lẫn tiền bạc từ kinh doanh bất động sản. Thế nên nếu bạn biết về câu chuyện những người dân mất đất vào tay những đại gia BDS, hay những chiếc ghế do dân làm việc vì dân… Lại dùng tiền của dân đi đầu tư cho con cái bỏ cái passport màu xanh để nhập quốc tịch Mỹ, đổi hẳn tên lẫn họ ngoại quốc không còn chút gì Việt Nam (ngay cả đạo diễn Charlie vẫn còn Nguyễn và Victor vẫn Vũ). Và để trở thành sinh viên New York University thì học phí mỗi năm là 70.000 USD, tức hơn 1,6 tỷ học phí mỗi năm chưa bao gồm chi phí khác. Thì bạn sẽ hiểu vì sao poly nói như vậy.

Tuy nhiên dù vậy, poly vẫn không đồng ý với chuyện cấm chiếu hay dừng chiếu phim này tại rạp Việt Nam. Vì trên phương diện 1 người làm phim, thì phim hay dở tốt xấu ra sao khi đã ra rạp thì hãy để cho khán giả quyết định. Phim dở bán ế thì out sớm, phim hay bán được vé thì trụ rạp lâu. Chứ như hiện tại theo poly thì lý do rút phim dừng chiếu rất mơ hồ và cảm tính. Giống như nhiều bài viết cảm tính mà bữa giờ poly đọc. Nên hôm nay poly sẽ viết bài không cảm tính mà dùng nhiều lý tính hơn, về khía cạnh sản xuất và pr của phim Vợ Ba. Vì thế mà bài viết này chia sẻ những kinh nghiệm poly rút ra sau sự cố, thích hợp với dân trong nghề nhiều hơn là khán giả.
Đầu tiên, với kinh nghiệm người đi làm phim và có tham gia làm công việc quảng bá phim, poly khẳng định luôn là sự cố phim này bất nguồn từ khâu quảng bá pr cho phim. Tuy rằng sau khi sự cố xảy ra, có nhiều người nói với poly rằng nhà sản xuất và đạo diễn phim này không cố ý sử dụng “diễn viên 13 tuổi đóng cảnh nóng” như báo chí ồ ạt khai thác tạo cơn bão dư luận như đã xảy ra. Đó là nhà sx không cố ý, nhưng có thể PR lại vô ý tung thông tin nhử báo chí VIệt Nam về chuyện nhạy cảm này. Poly cũng có tìm kiếm thông tin, thì thấy báo chí nước ngoài không nhắc gì đến chuyện nữ diễn viên chính của phim 13 tuổi đóng cảnh nóng, ngay cả hính ảnh cũng không thấy liên quan nhiều về chuyện đó. Vì sao, vì khi công chiếu ở nước ngoài PR không có gửi TCBC kèm hình ảnh như kiểu Việt Nam. Còn trên các báo chí Việt Nam thì tràn ngập hình ảnh nóng của dv 13t. Poly cũng làm pr rồi, cũng làm cho phim có cảnh nóng còn nhiều hơn phim này, làm tình toát mồ hôi sập giường luôn. Nhưng mỗi lần gửi hình là 1 lần kiểm tra muốn lòi mắt, hình lộ mông thì cắt, lộ ti thì phải pts che. Vậy nên poly không tin vào mắt mình khi thấy trên mạng tấm ảnh rõ ngực của nữ chính nằm trên mặt nước lộ luôn cả 2 đầu ngực. Mà hình này từ đâu ra, pr mà không có ý gửi hình mồi nhử gây sốc thì báo chí có mà đăng bằng mắt.
Thế nên đã gửi hình làm mồi nhử, thì chỉ cần 1 câu trong TCBC, 1 lời thú nhận vô tình nói ra, sẽ là tia sáng cuối đường cho báo chí đào sâu trong thời buổi mà chuyện cảnh nóng hay ấu dâm là đề tài nhạy cảm với cư dân mạng. Nhân đến đây cũng nói luôn, poly đọc nhiều ý kiến chửi báo chí sau sự cố này, ngay cả trong giới làm phim, ngạc nhiên nữa là nhiều đạo diễn làm phim thương mại cũng chửi là báo chó. Poly nói ngạc nhiên là vì sao, vì nếu anh hiểu về th5i trường, thì anh sẽ biết ai cũng làm việc vì tiền để sống. Anh chửi báo chí câu view, thì họ cũng câu view để kiếm sống thôi, như anh làm phim cũng cần khán giả mua vé xem phim để kiếm tiền. Chỉ có phim này là đại gia bỏ tiền làm phim không cần lấy lại vốn thôi. Có bao nhiêu phim được sx bởi đại gia nhà trồng được vậy đâu. Và đâu phải ai cũng làm phim thắng hoài đâu.
Lại nói chuyện chửi báo chí, poly có vào FB của mẹ nữ diễn viên, thì mới hỡi ôi. Những ngày đầu trả lời phỏng vấn báo chí, đã hãnh diện khẳng định không hề có đóng thế mà chính diễn viên đóng thật lúc 13 tuổi, kể hết tuốt những chuyện tự em ấy đóng cảnh nóng rồi cảm giác abc xyz thốn khó chịu mất ngủ ra sao không dấu giếm che đậy gì hết. Thử hỏi đó không phải tin nóng sốt dẻo cho báo chí giật tít câu view chứ còn gì. Nên gần như tất cả những thông tin gì mà báo chí muốn đều khai thác được trực tiếp từ diễn viên chính và mẹ. Vậy nên bây giờ có giải thích lại kiểu nào cũng không xong. Poly cũng hiểu được đối với những cá nhân mà thành công và hào quang đến quá sớm quá nhanh, có thể họ sẽ không có thời gian suy tính được điều gì cần chia sẻ và điều gì cần giữ lại. Và điều này, lỗi từ pr đã không có cái nhìn bao quát về phim và sự kiện xã hội hiện tại, hoạch định ban đầu, trao đổi với diễn viên về những giới hạn thông tin chia sẻ ra ngoài. Vậy nên để mẹ của diễn viên chính trong phim chửi báo chí thì cũng nên xem lại, cái mồi lửa bắt đầu từ chính trong ekip mà.
Nói về pr là vậy, và những cái này poly viết theo cảm nhận và kinh nghiệm cá nhân của mình, đôi khi có thể không chính xác. Nên bài viết này chỉ có giá trị tham khảo cho ai quan tâm về sự cố này trên phương diện pr quảng bá phim, đúng sai poly không khẳng định. Ai hứng thú đọc đến đây chắc thì ít nhiều quan tâm đến chuyện làm phim cũng có thể rút ra bài học kinh nghiệm ít nhiều rồi.
Lần sau poly sẽ viết về bài học kinh nghiệm cho sản xuất làm phim có cảnh nóng.
Like this:
Like Loading...
Related