RSS Feed

VỢ BA : kinh nghiệm sản xuất phim có cảnh nóng

Posted on
Hôm nay lại rảnh rỗi mới viết tiếp về câu chuyện phim, trên phương diện rút ra bà học cho những ai làm sản xuất phim. Vậy nên poly cũng không review gì về phim, về yếu tố nghệ thuật hay dở ra sao. Trong bài viết trước, về chuyện theo poly thì sự cố lùm xùm phim này, theo poly đều bắt nguồn từ việc ekip pr quảng bá phim đã thiếu kiểm soát quản lý thông tin khi tung ra ngoài. Các bạn có thể đọc ở đây.

Thì poly nhận được nhiều phản hồi, trong đó đa phần nói poly cảm tính và ghét phim này. Poly xin nói rõ luôn là poly không ghét gì bộ phim này trên phương diện khán giả cũng như người làm phim. Cũng có bạn nói rằng, là người làm phim với nhau, sao lại không bảo vệ nhau, ý nói là sao không bảo vệ thành quả của nhiều con người trong ekip làm phim. Chất lượng phim ra sao thì ai cũng biết, poly không hề chê bất cứ khía cạnh nào của bộ phim, không hề đánh giá thấp bất cứ ekip nào của đoàn phim. Các bạn đều là người quen của poly, các bạn đã thực hiện quá tốt phần hành công việc của mình để tạo ra 1 bộ phim có giá trị như thế.

Image may contain: 1 person, close-up

Thế như, như 1 câu nói của biên kịch ” Tháng 5 để dành” đang chiếu rạp com trong bài viết trước của poly về phim này, là “Ai thì cũng phải kiếm sống, nhưng cũng cần đạo đức”. Có những nguyên tắc đạo dức cũng như luật pháp mà dù bất cứ ai làm bất cứ ngành nghề gì để sống thì cũng phải có giới hạn cũng như tuân theo. Những người làm nghề phim, cũng có thể tự hào à thì là mà mình làm nghề nghệ thuật này nọ. Nhưng chung quy lại, làm phim cũng là 1 nghề như làm sale bds bán hàng rong hay công chức hoặc lái taxi xe ôm. Đều là đi làm kiếm tiền để sống và đứng dưới bầu trời những quy tắc đạo đức và chế tài luật pháp. Làm phim chứ có phải đi làm trong đảng phái chính trị của chế độ độc tài đâu mà có thể bỏ qua yếu tố đạo đức bất chấp dư luận và đứng trên luật pháp đâu. Vậy nên mới có chuyện nhà sx Harvey Weinstein dù có vô số bộ phim nghệ thuật có giá trị thậm chí đoạt cả đống Oscar. Nhưng cả giới làm phim thế giới, có cả VN, vẫn dậy sóng phẫn nộ vì phong trào #metoo tố cáo tội ác tình dục của ông trùm Hollywood này.
 
Lại viết hơi cảm tính vì có bức xúc, ha ha ha, nhưng poly hiểu mình bức xúc vì vấn đề gì, tại ai. Cũng bởi vì poly là 1 công dân sống trong 1 xã hội, là cha trong 1 gia đình, nên nếu thấy chuyện gì sai trong xã hội thì mình phải phản ứng, chuyện bất cập gì có khả năng ảnh hưởng đến những đứa trẻ như con mình. Nên trong bài viết trước, thẳng thắn thú nhận là poly có công kích cá nhân đạo diễn, về chuyện đổi màu passport đổi tên làm phim tốt nghiệp hoàn toàn bằng kinh ph1i cá nhân chứ không hể có nhà đầu tư nào. Tuy chuyện này nghe có vẻ rất cá nhân, nhưng nó lại liên quan rất nhiều đến sản xuất cũng như sự cố hiện tại của bộ phim làm dậy sóng cả nước ảnh hưởng đến công việc của nhiều người cơn quan ban ngành lên cả Bộ và Quốc hội. Trong bài viết này poly sẽ nói lý do tại sao để những ai có làm sản xuất như poly nên xem là 1 bà học kinh nghiệm cần ghi nhớ. Vậy nên bài viết này cũng không phù hợp với khán giả thích xem phim không muốn quan tâm đến chuyện tiền kỳ casting diễn viên xin pháp phát hành vâng vâng.
 
Quay về chủ đề chính, nhà sản xuất đã chủ động rút phim ra khỏi rạp chiếu. Theo nhiều ý kiến, trong đó có nhà sáng lập Yxineff, thì nếu nhà sản xuất phim cảm thấy bộ phim mình đã làm đúng, có đầy đủ giấy tờ hợp pháp chứng minh mình đã làm đúng luật. Thì sợ gì dư luận mà phải rút, cứ chiếu tiếp, càng ồn ào càng hay vi khán giả càng quan tâm mua vé xem phim. Vì poly nghe thông tin hành lang, chỉ chiếu 4 ngày mà phim đã thu về 4,8 tỷ, 1 con số nhanh chóng đáng mơ ước của nhiều phim Việt. Vì hiện tại trong cùng thời điểm, có 3 phim Việt dang chiếu mà chẳng ai thèm quan tâm bàn luận cũng như rủ nhau đi xem nhứ phim này. Động thái này cho thấy bên sx không quan tâm gì đến doanh thu mà đang lo lắng khía cạnh khác. Nói thẳng ra là vì đạo diễn quốc tịch Mỹ đã lên máy bay yên ổn bên kia bờ Thái Bình Dương sau khi trả lời báo chí câu ngắn gọn đơn giản là : “Tôi đã làm xong tác phẩm của mình, mọi người nhận xét thế nào, tôi cũng không quan tâm đâu. Với các cảnh nóng của Trà My tôi không thấy ai phản đối vì mọi người đều khen cô bé rất tuyệt”
 
Tất cả trách nhiệm bây giờ đang đè nặng lên đôi vai những người mang passport màu xanh lá ở tại Việt Nam. Thật sự nếu có gì xảy ra, những người ở lại phải gánh trách nhiệm chứ chẳng có ai ở đất nước nào gánh thay được. Có nhiều bạn hỏi rằng ủa vậy sao nước ngoài chiếu rồi nếu biết là chuyện 13t đóng cảnh nóng nó có xử không. Trên phương diện luật pháp thì chuyện xảy xảy ra ở đâu thì xử theo luật nước đó. Người liên quan đã đi qua nước khác, thì ít khi quốc gia khác can thiệp nếu không dủ cần thiết. Vì dụ như đạo diễn Roman Polanski người Ba Lan quan hệ tình dục với 1 bé gái cũng 13 tuổi bị Mỹ truy nã nhưng vẫn sống khỏe ở châu Âu vì phạm tội trên đất Mỹ châu âu không can thiệp. Tham khảo
 
Vậy nên chuyện poly nhắc về màu passport là có lý do, cho những sản xuất làm dịch vụ với nước ngoài. Luật điện ảnh quy định bất cứ đoàn phim nước ngoài đều phaỉ thông qua 1 công ty có pháp nhân tại Việt Nam làm dịch vụ. Để những trường hợp như thế này Nhà nước nắm đầu mà. Hôm qua poly có ngồi nói chuyện với 2 nhà sản xuất, và đạo diễn Bá Vũ, mọi người đều nói chuyện 1 đạo diễn quá thích 1 diễn viên nào đó nhất định chọn diễn viên, thì là chuyện bình thường. Nhưng trong vai trò của nhà sản xuất, phải cân đo đong đếm không chỉ là chi phí tiền lương mà phải tính được tất cả các tình huống hệ quả kèm theo. Casting 1 em bé 13 tuổi đóng phim hay làm bất cứ gì khác, dĩ nhiên chúng ta không thể ký hợp đồng trực tiếp với em bé ấy mà phải ký với cha mẹ hay người giám hộ. Tức là người sản xuất phải hiểu rằng em bé đó chưa đủ tư cách pháp nhân theo luật định để tự làm việc như người lớn. Đó mới là quan hệ dân sự thôi trong tình huống của 1 vai diễn bình thường, ví dụ như vai của bé Cát Vy hay Thanh Mỹ trong chính phim này. Nhưng khi cast cho nhân vật chính nhiều cảnh nóng đến mức em ấy đọc kịch bản lần dầu phải nói tởm quá. Thì trách nhiệm của người làm sản xuất là phải có cái nhìn xa và tính toán tổng thể vai trò và dự liệu những tình huống khác. Thế nhưng trong tình huống này, vai trò của sản xuất có lẽ bị lấn át bởi đạo diễn cũng là nhà đầu tư. Poly hiểu tình huống người vừa nắm quyền vừa có tiền thì ai cũng phải chịu thua thôi.
 
Poly cũng từng làm sx, cũng từng cast mấy em teen girl hot girl vừa xinh vừa trẻ vừa đẹp chỉ tròn 18 mà nảy nở căng phồng còn hơn gái 28. Anh em nhìn vào thì khoái nhưng làm thì rất căng hehehehe. Mấy job đi xa càng căng vì ở lại qua đêm, chả biết em nó đêm hôm hứng chi đi chơi khuya hay nằm mình ên buồn quá rủ ai về ngủ chung có chuyện gì là bể cả đoàn. Hoặc sau đó có chuyện gì thì bla bla bla. Mà đó là toàn gái trên 18 đã đủ hành vi nhận thức và năng lực dân sự. Nhưng trước khi cast quay cảnh nóng đều phải nói rõ trao đổi với đạo diễn lẫn sx để biết quay cảnh nóng ra sao hở thế nào bla bla. Nên poly khó hiểu là khi trao đổi với 1 em bé 13t quay cảnh như trong phim thì nhà sản xuất sẽ nói như thế nào mà lại quên rằng mình đang nói chuyện với đứa bé 13t .Sản xuất đã quên rằng trong quan hệ hình sự, thì dù 1 đứa trẻ 13 tuổi có đồng thuận thì sự đồng thuận này là không có giá trị, vì 13 tuổi không có năng lực pháp luật, và cha mẹ cũng không được phép đồng ý thay, pháp luật hình sự không cho họ đồng ý thay trong trường hợp này. Nên giả sử khi 1 người thành niên quan hệ tình dục với 1 đứa trẻ 13 tuổi dù có sự đồng thuận của nó lẫn cha mẹ, thì họ vẫn phạm tội hiếp dâm trẻ em. Chưa kể, poly cũng còn làm cha. Thì poly thắc mắc bữa giờ, nhà sản xuất và mẹ của cô bé luôn nhất mực khẳng định mẹ cô bé đã đồng thuận và giám sát con gái chặt chẽ. Ủa nhưng mà ba cô bé đâu ? Poly xin lỗi trừ phi ba cô bé không còn, chứ trẻ em dưới 18 thì những chuyện quan trọng cả ba và mẹ đồng ý thì mới được, dù có ly hôn.
 
Nhân đây cũng nói về bộ phim Người Tình, bộ phim được quay tại Việt Nam có rất nhiều cảnh nóng giữa 1 người đàn ông 30t bản địa và 1 cô gái Pháp 15 tuổi rưởi ( tuổi trong phim) Đây cũng là bộ phim mà mấy ngày qua được nhiều người lấy ra làm ví dụ về chuyện phim quay cảnh nóng trẻ em. Thì ai chưa biết có thể gg. Phim người tình khởi quay vào ngày 14/01/1991, khi ấy nữ diễn viên Jane March mới bước vào tuổi 18 được hai tháng. Đồng thời đoàn phim có đến 4 người đóng thế các cảnh nóng cho cô.
 
Nguồn
 
Vậy nên khi chọn 1 em bé 13t cho 1 bộ phim có chủ đề tình dục đã là 1 tình huống nhạy cảm, người làm sản xuất cần biết cân nhắc về những khả năng nguy hiểm có thể xảy ra, đầu tiên là cho bản thân em bé, thứ đến là cho cả bộ phim. Poly cũng đã làm phim nóng, cũng hiểu là để quay phim nóng thì 2 dv cần làm gì, đồ bảo hộ là cái gì. Trong rất nhiều phim nóng, nhiều viên nữ muốn có người đóng thế. Có rất nhiều lý do được đưa ra từ nhiều phía như nữ diễn viên muốn đảm bảo tình cảm riêng tư, đạo diễn muốn có góc hình đẹp hơn lộ nhiều hơn so với diễn viên có thể bộc lộ. Ví dụ như Lý Nhã Kỳ có 1 người đóng thế trong Mùa Hè Lạnh, Ngọc Thanh Tâm có 3 người đóng thế trong Đảo Ngụ Cư. Vậy nên cỉ cần diễn viên hoặc người đại diện có ý kiến là đoàn phim buộc phải tìm người đóng thế. Chuyện này trong làng phim là bình thường và có vô số các diễn viên nữ đóng thế sẳn sàng mọi lúc mọi nơi miễn là có chi phí. Nên mới có chuyện diễn viên Diệp Bảo Ngọc bỏ vai trong phim Lời Nguyền Gia Tộc vì có quá nhiều cảnh nóng mà không có người đóng thế, và theo cô là không cần thết và vô lý.
 
Vậy nên khi nhà sản xuất yêu cầu 1 diễn viên phải tự đóng cảnh nóng, ở đây là 1 em bé 13t. Dù cô bé có đồng ý đóng trực tiếp và có sự chứng kiến của gia đình, đã đầy đoàn phim vào 1 tình huống nguy hiểm tiềm tàng về pháp lý. Đầu tiên là phim làm ra đang chiếu nửa chừng bị ngưng chiếu do cơ quan chức năng xét lại, cái này đã dính rồi. Xa hơn là kiện cáo, truy tố từ chính người trong cuộc. Hiện tại vui vẻ vì hào quang chói lòa, nhưng rồi thời gian trôi đi, khi ánh đèn và những lời quan tâm biến mất, cô diễn viên nhí lớn lên trong quên lãng. Nhận ra mọi thứ phù phiếm đã trôi qua, rồi nói chuyện cảnh nóng hồi đó gây sang chấn tâm lý đến tận bây giờ. Hồi nhỏ tôi không ý thức được nhưng giờ đây tôi thấy mình bị dâm ô. Và với tất cả những bằng chứng hiện giờ có đầy đủ do chính đoàn phim tung ra xác nhận trên các mặt báo, thì thế nào ? Ví dụ điển hình nhất là bộ phim Leon mà bữa giờ nhiều bạn lấy làm ví dụ khi nữ diễn viên Natalie Portman đóng phim này khi mới 12 tuổi và có nhiều cảnh người lớn. Nhưng sau này khi ngoài 30 tuổi cô đã chia sẻ vai diễn đó để lại điều gì cho cuộc sống của cô
 
 
Ngó lại bài dài quá, thôi poly ngưng, ai đọc tự rút ra được điều gì thì tùy. Sau tất cả, chuyện gì xảy ra thì nhà sản xuất phải đứng mũi chịu sào đầu tiên, trước khán giả, ekip và pháp luật nếu có chuyện. Vì đạo diễn bay về Mỹ rồi có chịu chế tài gì ở đất nước cờ hoa đâu Nên đối với Poly thì Vợ Ba là 1 case study để sản xuất học được rất nhiều.

About anhpoly

Sống và làm những gì mình thích

One response »

  1. check in và selfie blog Poly.

    Reply

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

%d bloggers like this: