RSS Feed

Monthly Archives: June 2020

THE 15:17 TO PARIS(2018) : 1 bộ phim chính trị của đạo diễn Clint Eastwood

Posted on
 
 
Mấy hôm nay khán giả mê phim Việt Nam rần rần vì bộ phim hậu chiến Da 5 Blood, lên top 3 của Netflix tại VN. Điều này khá dễ hiểu khi phim có vài cảnh quay tại TPHCM, về đề tài hậu chiến tranh VN, có 2 diễn viên hàng hot VN là Johnny Trí Nguyễn và Ngô Thanh Vân.
 
Tuy nhiên rần rần là vậy nhưng trên báo chí chính thống cũng như các fb chuyên review phim lại ít nhắc hay không viết rõ ràng gì nhiều. Đa phần là không muốn review vì ngại đụng chạm chính trị cũng như đụng chạm người quen tham gia làm phim này. Bản thân poly thì nói thật sự thấy phim quá chán để mà review 1 bài riêng lẻ. Nói ngắn gọn là poly không thể tin được 1 ekip toàn tên tuổi từ đạo diễn tới biên kịch Dop dựng phim mà lại làm ra được cái Da 5 Blood như thế này. Ví dụ đơn giản cho dễ hiểu nhất, là phim, dù nghệ thuật hay thương mại, thì ít nhất nó phải có ngôn ngữ điện ảnh. Tức là những thông điệp trong phim phải được chuyển tải bằng hình ảnh âm thanh nhạc phim dựng phim trong bối cảnh câu chuyện. Nhưng trong phim Da 5 Blood, những thông điệp muốn gởi đến khán giả, là vấn đề phân biệt chủng tộc trong quân đội Mỹ. Tất cả được thể hiện bằng thoại và thoại, nhận vật nói và nói liên tu bất tận, nói huỵch tẹt hết tất cả luôn. Khán giả không cần phải xem ngẫm nghĩ chiêm nghiệm gì hết, tất cả đã được nhân vật rót vào tai. À thì là mà người da đen bị phân biệt trong quân đội Mỹ là vậy vậy vậy… Chẳng có 1 thứ ngôn ngữ điện ảnh nào ở đây hết. Giống y chang mấy phim Việt Nam chiếu rạp hay bị báo chí chửi là giống kịch nói web drama vậy. Thêm 1 ví dụ nữa nếu bạn nào đã xem Da 5 Blood, sẽ thấy đoạn cả đám lên tàu du lịch trên cảng Saigon xuất phát đi tìm vàng. Tự nhiên nhạc phim nổi lên bản nhạc quen thuộc, poly biết là dụng ý gợi nhớ về cảnh đổ bộ bất hủ trong phim Apocalypse Now. Nhưng mà bối cảnh, hình ảnh cách quay và dựng phim trớt quớt chẳng ăn nhau miếng nào luôn.
 
Vậy nên poly không review riêng cho Da 5 Blood, mà dành thời gian xem phim khác còn hay hơn. Ví dụ như là bộ phim này The 15:17 to Paris(2018). Dù không được đánh giá cao trên các trang review, nhưng poly thấy ngôn ngữ điện ảnh hay hơn nhiều, thông điệp chính trị chống kỳ thị truyền tải xuất sắc gắp mấy làn phim kia.

Image may contain: one or more people and text

FLOATING CITY 2012 : làng cá HongKong

Posted on

 

Floating City 2012 là 1 bộ phim tài liệu giả tự sự tóm tắt gần như đầy đủ quá trình hình thành nên HongKong từ khi nó chỉ là 1 “làng cá”.

Image may contain: 1 person, text

Câu chuyện bắt đầu từ 1 gia đình tq vượt biên sang HongKong nhưng ngày đầu khi người Anh tiếp quản làng cá này. Góc nhìn đi theo cậu con trai -người đàn ông duy nhất của gia đình sau khi người cha mất tích khi đánh cá trên biển. Từ khi cậu con trai phải phụ việc tay chân buôn cá cho đến khi cậu quyết tâm học chữ để vào làm cho công ty hàng hải Đông Ấn của Anh Quốc. Qua đó cho thấy người Anh khi đến khai phá làng cá cũng có người tốt giúp dân HongKong và vùng đất này, chứ không phải toàn là người xấu giống các phim HongKong trước kia hay phim tq hiện tại vẫn xuyên tạc.

Theo chân cậu con trai và người vợ từ thuở hàn vi làng cá, bộ phim dắt người xem trải qua gần như tất cả các thời kỳ cũng như sự kiện thay đổi của Hương Cảng. Trong đó quan trọng nhất là sự kiện Bà Đầm Thép Thatcher gặp gỡ đặng tiểu bình thỏa thuận tương lai 1997 của vùng đất này. Còn nhắc rõ sự kiện bà đầm thép bước ra khỏi cuộc gặp và vấp ngã tại bậc thang, cùng lời bình chú điều đó có lẽ báo trước 1 bước đi sai lầm ảnh hưởng đến vùng đất này.

Poly chỉ kể đến đó thôi, nhưng rõ ràng có lẽ đây là 1 bộ phim mà các nhà làm phim HongKong bộc lộ sự suy nghĩ hoài niệm về quá khứ cũng như 1 lời cảm thán về hiện trạng HongKong sau năm 1997. Đảm nhiệm vai chính trong phim là 1 trong Tứ Đại Thiên Vương HongKong, gương mặt gỉai trí Quách Phú Thành. Người từg ngầm ủng hộ phong trào biểu tình của sinh viên HongKong chống tq bằng cách lái siêu xe chạy vào khu vực biểu tình với lý do “đi mua tả cho con” khi bị cs hỏi.

Đây có lẽ là thời điểm thích hợp để khán giả mê phim HongKong như poly, hoặc những khán giả trẻ chưa biết vì sao dân HongKong lại có passport Anh Quốc, xem lại bộ phim này.