RSS Feed

THE 15:17 TO PARIS(2018) : 1 bộ phim chính trị của đạo diễn Clint Eastwood

Posted on
 
 
Mấy hôm nay khán giả mê phim Việt Nam rần rần vì bộ phim hậu chiến Da 5 Blood, lên top 3 của Netflix tại VN. Điều này khá dễ hiểu khi phim có vài cảnh quay tại TPHCM, về đề tài hậu chiến tranh VN, có 2 diễn viên hàng hot VN là Johnny Trí Nguyễn và Ngô Thanh Vân.
 
Tuy nhiên rần rần là vậy nhưng trên báo chí chính thống cũng như các fb chuyên review phim lại ít nhắc hay không viết rõ ràng gì nhiều. Đa phần là không muốn review vì ngại đụng chạm chính trị cũng như đụng chạm người quen tham gia làm phim này. Bản thân poly thì nói thật sự thấy phim quá chán để mà review 1 bài riêng lẻ. Nói ngắn gọn là poly không thể tin được 1 ekip toàn tên tuổi từ đạo diễn tới biên kịch Dop dựng phim mà lại làm ra được cái Da 5 Blood như thế này. Ví dụ đơn giản cho dễ hiểu nhất, là phim, dù nghệ thuật hay thương mại, thì ít nhất nó phải có ngôn ngữ điện ảnh. Tức là những thông điệp trong phim phải được chuyển tải bằng hình ảnh âm thanh nhạc phim dựng phim trong bối cảnh câu chuyện. Nhưng trong phim Da 5 Blood, những thông điệp muốn gởi đến khán giả, là vấn đề phân biệt chủng tộc trong quân đội Mỹ. Tất cả được thể hiện bằng thoại và thoại, nhận vật nói và nói liên tu bất tận, nói huỵch tẹt hết tất cả luôn. Khán giả không cần phải xem ngẫm nghĩ chiêm nghiệm gì hết, tất cả đã được nhân vật rót vào tai. À thì là mà người da đen bị phân biệt trong quân đội Mỹ là vậy vậy vậy… Chẳng có 1 thứ ngôn ngữ điện ảnh nào ở đây hết. Giống y chang mấy phim Việt Nam chiếu rạp hay bị báo chí chửi là giống kịch nói web drama vậy. Thêm 1 ví dụ nữa nếu bạn nào đã xem Da 5 Blood, sẽ thấy đoạn cả đám lên tàu du lịch trên cảng Saigon xuất phát đi tìm vàng. Tự nhiên nhạc phim nổi lên bản nhạc quen thuộc, poly biết là dụng ý gợi nhớ về cảnh đổ bộ bất hủ trong phim Apocalypse Now. Nhưng mà bối cảnh, hình ảnh cách quay và dựng phim trớt quớt chẳng ăn nhau miếng nào luôn.
 
Vậy nên poly không review riêng cho Da 5 Blood, mà dành thời gian xem phim khác còn hay hơn. Ví dụ như là bộ phim này The 15:17 to Paris(2018). Dù không được đánh giá cao trên các trang review, nhưng poly thấy ngôn ngữ điện ảnh hay hơn nhiều, thông điệp chính trị chống kỳ thị truyền tải xuất sắc gắp mấy làn phim kia.

Image may contain: one or more people and text

 
Vì sao poly lại đặt tựa là 1 bộ phim chính trị, vì phải ghi rõ như vậy trước cho những ai chưa biết về nội dung chính của bộ phim. Vì nếu không kiên nhẫn, thì ai thiếu kiên nhẫn chỉ xem nửa đầu phim lại nghĩ đây là phim về 3 cậu nhóc cá biệt lớn lên lêu lổng thất nghiệp đi lông bông. Nhưng lồng vào chuyện 3 cậu bé cá biệt ở trường học, thói quen cách sống và nói chuyện với người lớn trong 3 gia đình, khán giả sẽ nhận ra trong đó là vấn đề của xã hội Mỹ, có cả chuyện kỳ thị màu da trong đó nữa. Chỉ 1 vài tình huống và câu nói th vào trận chiến ôi chứ không nhiều đâu nha. Phần viết sau có spoil, ai chưa xem thì không nên đọc nha.
 
Theo poly, đạo diễn Clint Eastwood và biên kịch hay nhất là đã không tập trung vào sự kiện khủng bố, mà tập trung vào cuộc sống từ thuở ấu thơ của 3 con người. Theo chân 3 cậu bé, đôi lúc poly cứ tưởng đang xem 1 bộ phim về thời thanh xuân dễ thương thường thấy. Tuy 3 câu bé cũng thuộc loại cá biệt, nhưng không hề có gây gổ tranh cãi nguy hiểm hay bạo lực. Nhưng có những vấn đề, những hình ảnh chi tiết câu nói mà ta thấy bản chất sẽ tạo nên tính cách của 1 con người. Do vậy nếu bạn không theo dõi chú y kỹ, có lúc bạn còn nghi ngờ có khi nào đây là nhân vật phản diện.
 
Phim được quay rất đẹp, bối cảnh lúc còn 3 cậu bé thì khá giới hạn trong trường học và khu vực sinh sống. Nhưng lớn lên, chuyến hành trình được quay tại châu Âu rất đẹp mắt và vui nhộn, không khí chính xác là của giới trẻ thích đi bụi giao lưu hợp tác 1 chuyến để đời trước khi phải vào đời kiếm sống. Bonus thêm cho ai thích kiểu phim hài du lịch châu Âu kèm gái gú chịch xoạc th2i tìm cái phim Eurotrio bản Uncut nhé. Cả 1 thời thanh xuân của dân mê phim 8x.
 
Nói tóm lại, The 15:17 to Paris(2018) rất đáng phải xem trong chính thời điểm này. Phim dựa trên sự kiện có thật.
 

About anhpoly

Sống và làm những gì mình thích

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

%d bloggers like this: