Pixels 3D(2015): phim lạc thời ăn theo game 8bit thời 7x 8x

Posted on

Poly sau khi xem trailer phim Pixels này thì ít nhiều cũng quyết tâm phải đi xem. Nhưng sau khi xem nó tại rạp Major Cineplex Phnompenh thì poly cũng ít nhiều bị thất vọng. Pixels thì không giống như Fantastic Four (2015), tức là không thảm họa như FF 4. Nhưng để khen Pixels thì theo poly không phải ai cũng làm được. Pixels chỉ phù hợp với những khán giả 7x 8x đã từng có 1 thời mê chơi game. Còn đối với những khán giả trẻ, những người chỉ biết đế game qua Ip Ipad hoặc PS3 thì nên suy nghĩ trước khi mua vé xem phim này. Cũng giống như Fantastic Four, Pixels có thể mang đến cho khán giả một giấc ngủ ngon ngay trong rạp. Bởi vậy nếu bạn không muốn mất giấc ngủ ngon trong rạp khi xem Pixels, bạn nên cân nhắc trước khi đọc bài review này vì đa phần là chê và có tiết lộ nôi dung chính của phim.

Về tổng thể, Pixels không dở kinh hoàng như thảm họa Fantastic Four, nhưng Pixels không hấp dẫn thú vị vì không phù hợp với đối tượng khán giả trẻ ngày nay. Giống như poly post những tấm hình tham khảo lên FB xem có ai biết về những trò chơi ngày xưa như Pac-Man, Mario hái nấm, Contra, monkey donkey, bắn ong, bắn vịt…..


Thì gần như chỉ thấy toàn những ông sắp già bà sắp sụm vào com. Bởi vậy poly mới nói rằng phim này chỉ phù hợp với khán giả cỡ 7x 8x…….hoặc những ai đã từng say mê những game 8bit như trên.

Nói như vậy chắc sẽ có người thắc mắc vậy sao cái phim Wreck-It Ralph (2012) cũng về đề tài game 8 bit mà sau lại hay còn Pixels lại không hay ? Cái khác đầu tiên là Wreck-It Ralph (2012) là một phim hoạt hình với đối tượng chính là trẻ em. Và Wreck-It Ralph có một câu chuyện quá độc đáo và kịch bản xuất sắc. Còn Pixels thì ngược, là bộ phim người đóng nói về những ông chàng mê game ngày xưa giờ có người thành công nhưng cũng có người thất bại thảm hại trong cuộc sống. Cho đến 1 ngày chính phủ Mỹ cần họ huấn luyện cho binh sĩ Mỹ trong cuộc chiến với người ngoài hành tinh, Vì kẻ thủ của nhân loại lần này chính là những nhân vật trong game được phát hành năm 1984. Năm này có vẻ quen với những ai thích phim Terminator 1.

Có 1 chi tiết trong phim mà poly nghĩ rằng nó có thể điển hình đại diện cho cả bộ phim đem so với những phim về game khác. Đó chính là hình ảnh 1 nhân vật game cũ thoát ra ngoài đời và ngồi xem chú bé ngồi chơi game hiện đại ngày nay. Trên màn hình là 1 trò chơi chiến tranh nhập vai góc FSP. Cậu bé cầm dao chọc ngay yết hầu của đối thủ, máu văng tung tóe cả màn hình. Và nhân vật trong game cũ thì ngồi kế bên xanh mặt run như cầy sấy.

Đó, đó chính là sự khác biệt của khán giả trẻ khi xem Pixels. Phim ảnh và game bây giờ quá dữ dội, ngập tính hành động chứ không phải như game ngày xưa chỉ vài kiểu đánh đập rồi cứu công chúa là xong. Trong khi đó, Pixels là một bộ phim cũng giống như những game mà nó nhắc lại, đơn giản dễ hiểu hài nhẹ nhàng đến tẻ nhạt và buồn chán so với độ tuổi khán giả ra rạp hiện nay .

Không giống như trailer của MI 5, trailer của Pixels gần như đã lộ hết những cảnh hay nhất trong phim. Toàn phim có 3 cảnh hành động chính. Một là chạm trán đầu tiên với rắn săn mồi. Game này poly không rõ là game gì nhưng giống thời nokia màn hình đơn sắc. Bởi vậy chắc ai đã từng kinh qua thời kỳ đầu của dtdd màn hình đơn sắc khi Nokia bá chủ thế giới mới hiểu cảm giác nhìn thấy con rắn trong game lên 3D nó như thế nào. Đoạn thứ 2 là Pac-man đã bị trailer lộ luôn đoạn kết liễu. Đoạn thứ 3 là con khỉ trong game monkey donkey. Game này ngày xưa poly có chơi nhưng thật ra không thích.

Và thật sự poly phaỉ chê chỉ đạo hành động của phim này quá chán. Không biết có phải vì nhắm đến khán giả gia đình hay sao mà khá đơn giản và nhẹ nhàng. Có thể không bạo lực, không cháy nổ thật sự, nhưng chỉ đạo hành động tốt vẫn có thể khiến cho những cảnh hành động thú vị và hấp dẫn lắt léo hơn. Đằng này…..y chang như game hồi xưa, thấy nhân vật phản diện trong game sao là y vậy, bùm chéo và xong.

Pixels có một kịch bản không thể tin được. cậu bé từng 1 thời mê game điên cuồng. Lớn lên gần 30 chục năm sau, 1 người thất bại thành thợ sửa máy game, 1 người thành công trở thành tổng thống Mỹ. Vấn đề là kịch bản không viết đoạn giữa, chuyển cảnh từ 30 năm trước sang 30 năm sau 1 thợ 1 tổng thống vẫn ngồi nói chuyện vui như chưa có gì xảy ra. Rồi chỉ cần nhận dc tin người ngoài hành tinh tấn công, tổng thống mời ngay anh bạn cũ vào phòng bầu dục trước cả cố vấn an ninh, chỉ vì thấy cách tấn công của người ngoài hành tinh giống với game bắn ong 30 chục năm trước……Coi đoạn này mà poly không thể hiểu sao biên kịch lại có thể viết phân cảnh này rồi sản xuất cũng duyệt kịch bản hay vậy. Đó chỉ là 2 ví dụ về kịch bản quá đơn giản, còn lại ai xem sẽ rõ.

Ngoài câu chuyện, kịch bản và chỉ đạo hành động quá tệ của Pixels, poly chỉ có thể khen phim ở 2 điểm. Đầu tiên, đó chính là là cảm giác được gặp lại những nhân vật quen thuộc 1 thời mà poly từng say mê bấm đến rã tay ở các hàng game. Pac-Man thì poly không chơi nhiều nhưng trò bắn ong thì khỏi nói. Và kinh điển nhất là trò Mario hái nấm. Khán giả phải chơi trò này rồi thì lúc anh chàng Mario xuất hiện nhảy tưng tưng trên đường phố mới thấy xao xuyến xúc động. Bởi vậy khán giả trẻ chỉ biết đến angry bird hay những trò PS3 Xbox sẽ chẳng thể có một cảm xúc gì với những trường đoạn hàng loạt các nhân vật game cũ xuất hiện.

Điểm sáng thứ 2 của Pixels, đó là 3D. Còn nếu bạn quyết định đi xem Pixels thì phải mua vé 3D vì phim này 3D rất tốt. Các nhân vật game được CGI hết, rất nhiều đoạn đánh nhau các mảnh vỡ vuông tung tóe bay thẳng vào mặt khán giả. Đặc biệt nhất là đoạn intro đầu phim, y như những phần giới thiệu game 8bit ngày xưa nhưng trong không gian 3D. Không rõ sẽ có khán giả 7x nào như poly xem đoạn đầu tiên này mà mắt cứ phải chớp liên tục vì cay cay. Bởi vậy nếu bạn định xem Pixels 2D, thì poly khuyên bạn là thà chọn xem phim khác còn hơn.

Tuy nhiên hiện tại ngoài rạp thì Fantastic Four (2015) đã trở thành siêu anh hùng thảm họa tệ nhất từ trước đến nay mà poly biết. Và theo so sánh của poly, nếu ra rạp thì các bạn nên cân nhắc 2 phim này với việc xem lại các phim cũ giá 19k tại Lotte.

P/S :
Kính 3D RealD chính hãng Transformers và Thor xài được cho tất cả các rạp 3D Việt Nam, IMAX 3D thì poly chưa thử

chỉ có 3$ bán tại rạp Major Cineplex Phnom Penh

Ai có đi du lịch qua Campuchia Phnompenh mà muốn xem phim không bị cắt và cấm chiếu như ở VN thì tham khảo ở đây

Đi bụi Campuchia: xem phim ở rạp Major Cineplex PhnomPenh

About anhpoly

Sống và làm những gì mình thích

One response »

  1. Pingback: KungFu Phở : Không Ngon, Không Dở, Nhưng Nhạt | Poly's Blog

Leave a comment