KungFu Phở : Không Dở, Không Ngon , Nhưng Nhạt

Posted on

Nếu bạn thích phim Kungfu Hustle của Châu Tinh Trì, nếu bạn thích phim hài gia đình như Kungfu Panda, cộng thêm một chút hành phi ngọt miền Nam, một chút ớt cay của miền Trung, một chút tương ớt Bắc…Tóm lại cứ mỗi thứ một ít nhưng lại thiếu muối iod ( thoại trong phim ) thế là thành ra Kungfu Phở “. Vậy nếu bạn là một khán giả dễ tính, thì poly bạn cứ nên đi xem Kungfu Phở.

Trước khi viết tiếp phần sau , Poly cũng nói rõ luôn là poly bỏ vé họp báo và tự mua 2 vé xem phim này tại rạp Lotte Cộng Hòa xuất 10g40 12/8. Nói ra điều này để khẳng định rõ với các bạn ở Lotte, Skyline và Green Media là đừng áp đặt suy nghĩ sao poly xem phim free vé họp báo mà lại chê phim. Vì vậy cũng cảnh báo luôn là phần review sau có spoil và chê phim.

Poly cũng từng đi theo đoàn phim, biết những khó khăn gian khổ khi làm phim. Tuy nhiên làm phim khổ thật, nhưng không vì khổ mà poly quên rằng chịu trách nhiệm cho sản phẩm cuối cùng là sản xuất và đạo diễn. Cũng như bộ phim Bộ Ba Rắc Rối sau khi ra rạp, có một nhận xét rất hay và chính xác, đó là “” không hay không dở, nhưng mà nhạt””. Thật sự poly nghĩ rằng nhận xét này cũng rất chính xác với Kungfu Phở.

Trước khi chê, poly phải khen phim này là phần hình ảnh phim rất đẹp, cực kỳ đẹp luôn. Vì đạo diễn và DOP của phim này là dân làm quảng cáo chuyên nghiệp. Nên phim nhiều đoạn nấu ăn phi hành tỏi hành tây bằm thịt y chang mấy quảng cáo bột ngọt nước chấm….. Điều đáng khen thứ 2 chính là nhóm thiết kế phim, các anh đã mang đến một không khí rất cổ trang cho phim, từ đạo cụ cho đến trang trí bối cảnh đều rất đẹp. Tuy nhiên ít nhiều thiết kế lại bị phục trang phá hỏng. Sao phục trang phim không đồng nhất, các bậc tiền bối mặc đồ rất có gu phù hợp thiết kế và bối cảnh, còn bọn trẻ lại tầm thường thế này

Và điều thứ 2, có thể đối với nhiều người, sẽ là chê. Thật ra nếu chê cũng đúng vì là bắt chước nhưng làm không tới, không vui. Nếu bạn đã xem phim Kungfu của anh Trì, bạn sẽ nhận ra rất nhiều chi tiết có trong Kungfu Phở. Theo poly thì điều này chẳng có gì sai cả, bản thân phim của anh Trì cũng bắt trước rất nhiều phim của Mỹ. Hơn nhau là ở cái duyên chuyển tải qua từng mảng miếng hài hước, mà điều này phụ thuộc rất lớn vào người đạo diễn. Giống như phim của Charlie Nguyễn hay Victor cũng bắt chước rất nhiều phim Mỹ, và nó có duyên. Ví dụ như hình ảnh 2 cô bé tung bông, đẹp hơn nhiều so với bản gốc. Mặc dù 2 bạn dv này đều là bạn poly nhưng phảỉ nói thật, không duyên từ lời thoại cho đến cách làm lố.

Đó là một ví dụ về chỉ đạo diễn xuất, sẽ còn nhiều cái khác mà các bạn xem phim sẽ thấy. Poly xem và biết rằng những điều đó trên kịch bản giấy chữ đọc lên sẽ rất vui. Nhưng khi ra phim lên hình kèm thoại nó lại trớt quớt. 1 ví dụ khác có ngay trong trailer poly nhận ra và vô phim y chang. Đó là cảnh Hoàng Phúc phi đũa vào ngực mấy em PG, nếu bạn nào chưa xem trailer thì bạn cứ tưởng tượng cảnh mấy em ngực to mà bị cắm đũa vào giữa ngực chắc chắn là vui, là hài, là phê lắm. Nhưng nếu lên phim cần nhấn mạnh cho hài thì KungFu Phở làm chưa đã. Phải có cảnh cận tóc mấy em đó, ko thấy đũa đâu, rồi quay lại mặt mọi người ngệt ra tìm kiếm. Rồi máy lia cận ngực bự thiệt bự cắm nguyên cây đũa, ngực phập phồng trắng muốt….Rồi mới quay trở lại mặt Hoàng Phúc……

Nói chung phải có thời gian cho khán giả chờ đợi, thắc mắc, rồi mới giải quyết để thấm, để cười. Những lỗi về mảng miếng hài như vậy lặp lại liên tục với cùng 1 lý do y chang nhau như thế. Ví dụ như cảnh Hoàng Phúc lửa táp cháy khi luyện công. Nói chung những chiêu quay và dựng phim hài không phảỉ dễ. Giống như những người kể chuyện, làm MC có duyên riêng. Và muốn làm phim hài cũng thế.

Ngoài hài, thì KungFu Phở còn là một đề tài võ thuật, tựa phim là Kungfu mà. Cảnh đầu phim giới thiệu khá tốt về điều này. Bay nhảy đấu đá tương đối đẹp mắt bởi sự hỗ trợ của, quay phim, flying cam, boom, thiết kế mỹ thuật đẹp với khung cảnh xưa…. Cảnh này chỉ có 1 điểm trừ duy nhất là nhạc nền quá ồn ào, dữ dội không cần thiết. 2 người đánh nhau mà âm thanh ầm ầm nhạc nền chát chúa như một trận đánh lớn của 2 gia tộc.

Nhưng cũng từ đó về sau, chẳng thấy nhắc nhở vì sao ai tập võ luyện công để cảnh cuối có thể tỉ thí ai giỏi võ hơn ai. Ủa đây là phim Kungfu mà, phải tập trung về vấn đề này chứ. Đâu phải nói sơ vài phút vài cái về luyện công sơ sài rồi thì có thể đi trên mặt nước rồi bay nhảy. Đây là 1 trong 2 yếu tố chính của trận đấu cuối phim mà.

.

Có lẽ điều này có thể lý giải bằng chuyện hậu trường của phim. Khi diễn viên chính ban đầu được nhắm đến, và đoàn phim cũng có cảm ơn trong credit, là Andy Long phải thay bằng Linh Sơn. Andy Long là một diễn viên võ thuật Việt kiều Mỹ từng tham gia trong nhóm võ thuật của Thành Long cũng như thực hiện nhiều bộ phim riêng. Ai quan tâm google sẽ biết. Andy Long vi nhiều lý do đã bỏ dở vai diễn trong Kungfu Phở sau khi đã thực hiện khá nhiều cảnh quay võ thuật cho phim. Vì phải thay diễn viên nên có lẽ nhiều phân đoạn võ thuật của Kungfu Phở đã bị cắt cho phù hợp với Linh Sơn. Nên yếu tố võ thuật của bộ phim khá ít và đơn giản cũng là điều dễ hiểu.

Chính vì vậy mà giữa phim là một trường đoạn tình cảm khá dài để khán giả tập trung vào mối tình Mị Châu Trọng Thủy. Và cũng giống như cách mà sách sử đã dạy cho học sinh. Chỉ với 2 trường đoạn bên nhau nhưng bộ phim lại muốn khán giả tin rằng cặp đôi Linh Sơn Diễm My yêu nhau tha thiết và muốn ăn cơm trước kẻng. Poly không biết là kịch bản gốc sắp xếp tình huống như thế nào. Còn trong phim chỉ cho 2 bạn cùng ngồi bên cầu chăn bò xong đi xe dạo đồng trống rồi thì yêu nhau.

Mà cảnh ngồi bên cầu lại dùng cảnh toàn 1 khung duy nhất rồi time lapse không thoại. Và thêm 1 cảnh đêm khung toàn.  Cảnh này tạo cho poly một cảm giác sao 2 đứa này lại có thể kiên nhẫn ngồi trong 1 chỗ vừa xấu với 1 người ko hề biết nói chuyện. Mà như vậy lại yêu nhau sao ? Nếu ngoài đời thì có lẽ đến với nhau vì lý do tình dục, vì nhân vật của Diễm My cũng thuộc loại gái mới lớn nở như bom nhưng lại bị cấm cung. Trong phim cũng có tình tiết ăn cơm trước kẻng. Nhưng đáng tiếc lại không có cảnh nóng. Nên cuối cùng poly cũng cảm thấy được động lực vì sao 2 người lại yêu nhau bất chấp luân thường đạo lý cha ông

Cuối cùng, sau khi điểm qua 3 yếu tố chính của phim : hài không tới, chờ xem võ thì lại yếu, chờ tinh yêu thì như trò đùa, bí kíp phở tự nhiên phát sáng rồi tắt. Thì theo poly phim KungFu Phở : Không Ngon, Không Dở, Nhưng Nhạt. Và poly cũng không biết có phải đây là lý do mà toàn bộ các cum rạp CGV không thấy chiếu phim này. Nếu ai muốn xem phim Kungfu Phở có thể đến các rạp Lotte, BHD hoặc Galaxy.

P/S :
Cho những ai muốn đi xem phim Pixels 3D khởi chiếu ngày mai 14/8.
Và poly trước đây có dự đoán 2 bom tấn F4 và Pixels đã xịt là cơ hội tốt cho Kungfu Phở ra rạp
Nhưng giờ đây thì poly thấy cả 3 đều xịt.
Review Pixels 3D(2015): phim lạc thời ăn theo game 8bit thời 7x 8x

Pixels 3D(2015): phim lạc thời ăn theo game 8bit thời 7x 8x

About anhpoly

Sống và làm những gì mình thích

7 responses »

  1. Cám ơn anh về bài review. À nhưng có một điều em hơi thắc mắc không liên quan đến phim. Hình như người Bắc không có dùng tương đen ạ.

    Reply
  2. Hi poly, mình đánh giá rất cao những bài viết của poly. Hiện tại bên mình đang làm một site về phim tên http://www.molo.vn. Mình có gửi tin nhắn trên hdvietnam cho poly, hi vọng có cơ hội làm việc cùng bạn.

    Reply
  3. Pingback: CGV-tình yêu Toto và làm phim Wildfest | Poly's Blog

  4. Hay đấy Poly, old Friend, Bên Lotte có liên hệ tài trợ nhưng thấy có vẻ không ổn nên thôi 🙂

    Reply
  5. oh sao em không đọc được cái gì thế nhỉ?? toàn thấy hình ???

    Reply
  6. Pingback: Điểm tin phim Việt Nam từ tháng 8/2015 đến Tết 2016 | Poly's Blog

Leave a comment